Thứ bảy, Tháng mười một 9, 2024

Thương mại biên giới: cần lộ trình chuyển dần từ tiểu ngạch sang chính ngạch

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 14/2018 về hoạt động thương mại biên giới. Trong đó, đáng chú ý, cơ quan này đề xuất một lộ trình để hoạt động thương mại biên giới dần chuyển từ tiểu ngạch sang chính ngạch.

Bộ Công Thương đề xuất quy định mới về xuất khẩu tiểu ngạch. Ảnh minh họa: Trung Chánh.

Theo dự thảo Nghị định sửa đổi, Bộ Công Thương đề xuất từ ngày 1-1-2025, giảm số lần được miễn thuế và số tiền được miễn thuế cho nhập khẩu hàng hóa theo hình thức trao đổi cư dân (tiểu ngạch).

Hàng hóa xuất khẩu phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của nước nhập khẩu kể cả đối với hàng hóa trao đổi cư dân biên giới.

Cũng kể từ thời điểm 1-1-2025, chỉ cư dân cư trú tại khu vực biên giới mới được phép xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân. Chính thức áp dụng định mức mới đối với mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới. Ngoài ra, khi thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới, cư dân phải có mặt để làm thủ tục xuất cảnh.

Từ ngày 1-1-2026, các mặt hàng đã được xuất khẩu vào Trung Quốc theo hình thức chính ngạch chỉ được phép làm thủ tục xuất khẩu tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) và các cửa khẩu phụ, lối mở đã đạt thỏa thuận song phương về cho phép xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa.

Sau đó, từ đầu năm 2027, dừng toàn bộ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tại tất cả các cửa khẩu, lối mở biên giới chưa đạt được thỏa thuận song phương về việc mở cửa khẩu, lối mở biên giới.

Tiếp đến, từ ngày 1-1-2028, tại tất cả các cửa khẩu, lối mở chỉ cho phép làm thủ tục xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng đã vào được Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.

Cơ quan này cho biết mục tiêu của Nghị định sửa đổi nhằm đưa hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa của cư dân biên giới về đúng bản chất của trao đổi cư dân, không cho phép lợi dụng hình thức trao đổi cư dân để buôn bán lớn.

“Không thay đổi đột ngột mà từng bước triển khai theo lộ trình đủ dài để hoạt động thương mại biên giới dần thích nghi việc chuyển từ tiểu ngạch sang chính ngạch”, Bộ Công Thương nêu tại dự thảo.

Cũng theo Bộ này, hoạt động thương mại biên giới trong những năm gần đây đã có bước phát triển tốt, đóng góp đáng kể trong thương mại song phương của Việt Nam với các nước có chung biên giới.

Bên cạnh những đóng góp tích cực, một số quy định của Nghị định cần phải sửa đổi, bổ sung để phù hợp với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; khắc phục tình trạng ùn tắc hàng hóa tại khu vực cửa khẩu vẫn còn diễn ra khi vào thời điểm thu hoạch chính vụ hoặc vào các dịp lễ Tết; thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới chuyển dần từ tiểu ngạch sang chính ngạch.

Minh Anh

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Xuất khẩu dừa kỳ vọng vào thị trường Trung Quốc

0
(SGTT) - Xuất khẩu dừa của Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 9 tháng đầu năm 2024. Cùng với đó,...

Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 600 tỉ đô la,...

0
(SGTT) - Tính chung 11 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt hơn 322 tỉ đô la, giảm 5,9% so...

Việt Nam xuất siêu gần 10 tỉ đô la Mỹ

0
Năm tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 262,5 tỉ đô la Mỹ....

70 vùng trồng khoai lang được cấp mã số xuất khẩu...

0
Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã phê duyệt, cấp mã số cho 70 vùng trồng và 13 cơ sở đóng gói khoai...

Dù sụt giảm nhu cầu, Mỹ vẫn là thị trường mua...

0
Thống kê về giá trị xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục và một số thị trường lớn trong 2 tháng năm 2023 cho...

Nhiều địa phương hướng đến xuất khẩu chính ngạch trái sầu...

0
Nhiều tỉnh thành như Bình Phước, Tiền Giang, Gia Lai, Lâm Đồng đang hoàn tất các thủ tục đăng ký mã số, cấp mã...

Kết nối