Thứ Sáu, Tháng Chín 20, 2024

Thắc mắc mùa dịch: Sau tiêm vắc-xin Covid-19 phải sốt mới đáp ứng tốt?

(SGTT) – Nhiều người có suy nghĩ rằng sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, cơ thể bị sốt mới sinh ra kháng thể và đáp ứng được vắc-xin, liệu điều này có đúng không?

Hiện nay, rất nhiều người thắc mắc về tình trạng trong cùng một đợt tiêm vắc-xin Covid-19, đa số sau tiêm sẽ xuất hiện tình trạng sốt cao, mệt mỏi tới 2-3 ngày. Một số ít lại cảm thấy khỏe re, bình thường và cơ thể chỉ hơi ấm một chút. Liệu có phải cơ địa không đáp ứng với vắc-xin ? Sau khi tiêm, sốt hay không sốt sẽ tốt hơn và có phải khi bị sốt, cơ thể mới tạo ra miễn dịch?

Chia sẻ vấn đề này trong chương trình “Thắc mắc mùa dịch” của Sài Gòn Tiếp Thị, Ths. BS Nguyễn Tiến Hưng, Giảng viên Bộ môn Y học gia đình, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, vắc-xin sẽ tùy vào từng thể trạng để sinh ra tỷ lệ kháng thể nhất định. Vì phản ứng cơ thể mỗi người với tác nhân bên ngoài là khác nhau. Sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, tình trạng sốt hay không sốt đều đem lại hiệu quả miễn dịch tương tự nhau.

Theo bác sĩ, sau tiêm vắc xin thường xuất hiện những phản ứng nhẹ như: sốt, nhức mỏi, sưng đỏ, đau tại vùng tiêm… chứng tỏ hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta nhận ra và hoạt động chống lại những tác nhân lạ. Những triệu chứng nhẹ này sẽ tự khỏi sau một vài ngày.

Trường hợp không có dấu hiệu sốt, hệ miễn dịch vẫn hoạt động bình thường để chống lại tác nhân nhưng nhẹ nhàng hơn. Cả hai trường hợp xảy ra vẫn mang lại hiệu quả của vắc-xin Covid-19. Vì vậy, việc cơ thể xuất hiện những phản ứng sau tiêm sẽ không chứng minh được người tiêm có kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.

“Với những người hình thành phản ứng (hay còn gọi: phản vệ sau tiêm), các phản ứng này sẽ rất nặng. Trường hợp sốc phản vệ cấp độ 2 phải được chăm sóc và hồi sức tích cực tại bệnh viện để ngăn ngừa diễn tiến xấu, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người tiêm vắc-xin”, BS Hưng cho biết.

Tại Việt Nam, ước tính trong số hơn hai triệu liều vắc-xin được triển khai, đã ghi nhận khoảng 14-20% xuất hiện các phản ứng sau tiêm, theo trang tin của Bộ Y tế. Tỷ lệ này tương đương khuyến cáo của nhà sản xuất và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra sau tiêm ngừa, mọi người nên khai báo rõ tình trạng sức khỏe, yếu tố nguy cơ (tiền sử dị ứng, bệnh nền, các loại thuốc đang sử dụng…) để các bác sĩ đưa ra chỉ định tiêm phòng Covid-19 một cách chặt chẽ.

Minh Thảo

Video: Phùng My

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bữa sáng Sài Gòn: Đổi vị bún riêu khi có thêm...

0
(SGTT) - Bún riêu là món ăn sáng thân quen của một số người dân Sài thành. Trong nhiều phiên bản bún riêu, bún...

Ghé quận 1, thử vị bánh mì bò nướng bơ ở...

0
(SGTT) - Bánh mì bò nướng bơ là món ăn có nguồn gốc từ Campuchia, với sự đặc sắc từ nguyên liệu, cách chế...

Chi hội Ẩm thực tỉnh Bình Dương cùng trẻ em xã...

0
(SGTT) - Ngày 16-9, tại UBND xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, đã diễn ra đêm hội trăng rằm do Chi...

Giảm giá, khuyến mãi, bánh trung thu vẫn bán chậm

0
(SGTT) - Khắp các con đường tại TPHCM, nhiều cơ sở và điểm bán bánh trung thu treo biển giới thiệu chương trình ưu...

Có nên kỳ vọng lãi suất sẽ giảm trong thời gian...

0
(SGTT) - Sau giai đoạn tăng nhanh, tốc độ tăng lãi suất huy động của các ngân hàng đã chậm lại và một số...

Chuyện làm những chiếc lồng đèn truyền thống: Khi đam mê...

0
(SGTT) - Những chiếc lồng đèn truyền thống không đem lại nguồn thu nhập cao cho người làm ra chúng, nhưng dù vậy vẫn...

Kết nối