Thứ Hai, Tháng Năm 6, 2024

Thắc mắc mùa dịch: Gia tăng rối loạn giấc ngủ trong đại dịch Covid-19

(SGTT) – Trong thời gian giãn cách xã hội, rất nhiều người ở nhà liên tục, không tiếp xúc với bất cứ ai dẫn đến tình trạng bị stress nặng với nhiều nỗi lo. Có người bị căng thẳng khi thường xuyên đọc thông tin về số ca mắc Covid-19 tăng liên tục hay tình hình thu nhập gia đình bị giảm sút nghiêm trọng… là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người rơi vào trạng thái bất an, suy nghĩ tiêu cực, mất ngủ kéo dài.

 

Mất ngủ vì đại dịch

Theo các bác sĩ, ngoài những thắc mắc về tiêm ngừa vắc-xin, triệu chứng mắc Covid-19, hơn 80% các câu hỏi yêu cầu tư vấn đều liên quan đến rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, bị giật mình thức giấc lúc giữa đêm, thức giấc khó vào lại giấc ngủ, đảo lộn giấc ngủ sinh lý (từ đêm chuyển sang ngủ ngày)… Các tình trạng này xảy ra ở nhiều nhóm đối tượng từ thanh thiếu niên đến người trung niên và cao tuổi.

Rối loạn giấc ngủ trong đại dịch có rất nhiều yếu tố tác động. Trong đó, những đối tượng như phụ nữ từng bị trầm cảm sau sinh; người có cơ chế phòng vệ yếu ớt, mỏng giòn; người đã từng bị rối loạn lo âu, trầm cảm hay một rối loạn tâm lý từ trước; bệnh nhân đã có sẵn bệnh lý (tim mạch, tiểu đường, suy thận, bao tử trào ngược…)

Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác từ phía gia đình. Khi tổ ấm không trọn vẹn: con của mẹ đơn thân, cha mẹ ly dị, thiếu sự quan tâm và chia sẻ của gia đình. Những lo lắng khi người nhà nhiễm bệnh, bệnh nặng, làm việc ở nơi nguy cơ nhiễm bệnh, thu nhập bị giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng tâm lý từ tiếng còi cấp cứu khủng bố, nhìn thấy kẽm gai, chướng ngại vật, dây giăng đầu ngõ, chốt kiểm soát dịch bệnh,

Đặc biệt với số ca mắc Covid-19 ngày càng tăng, nhiều người trở nên lo lắng khi sợ bị cách ly hoặc nhập viện một mình không người chăm sóc.

Bên cạnh những dấu hiệu như mệt, ho, sốt, đau họng, sổ mũi, đau ê ẩm người, tiêu chảy… của người nhiễm virus SARS-CoV-2, các biểu hiện của rối loạn giấc ngủ sẽ xuất hiện trước hoặc cùng lúc với những triệu chứng của Covid-19.

Trường hợp người không nhiễm Covid-19 sẽ thường có nhiều biểu hiện cơ thể hóa như: đau đầu căng thẳng, chóng mặt, xây xẩm, khó tập trung, hay quên, mệt, hụt hơi, tim đập nhanh, hơi thở ngắn, ăn không tiêu đầy hơi, ợ hơi, rối loạn đi đại tiện, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn hoạt động tình dục, tê/ lạnh tay chân, đổ mồ hôi lạnh… Đây là các dấu hiệu thiếu oxy trong toàn bộ các hệ thống cơ quan trong cơ thể.

Phương pháp nào điều trị mất ngủ thay vì dùng thuốc?

Trong quá trình khám và tư vấn, các bác sĩ hết sức cảnh giác với trường hợp nhiễm Covid-19 bị mất ngủ, có kèm triệu chứng cảnh báo bệnh nặng như mệt nhiều, khó ngủ, kích thích vật vã, đau ngực do viêm phổi nặng, lạnh tay chân hay vã mồ hôi lanh do thiếu oxy cấp tính… Đây là thời điểm quan trọng cần đánh giá kịp thời nhằm hỗ trợ can thiệp cấp cứu. Thông thường với các trường hợp này, triệu chứng mới xuất hiện trong một thời gian ngắn nên thực hiện kiểm tra toàn bộ sinh hiệu như mạch, huyết áp, nhịp thở, nồng độ oxy bão hòa mao mạch SpO2…

Phương pháp điều chỉnh đối với bệnh nhân mất ngủ không nhiễm Covid là “nội năng công, ngoại giảm kích” bằng cách tạo thói quen ngủ đúng giấc, không ăn nhiều, ăn trước giờ ngủ 3 tiếng, tránh uống nhiều nước vào buổi tối gây tiểu về đêm; không xem tivi, máy tính, điện thoại và hạn chế đọc các thông tin tiêu cực: số ca tử vong Covid-19, tình trạng diễn tiến bệnh nặng hay quá tải tại bệnh viện, trại cách ly…

Người dân cũng chủ động giảm tiếng ồn từ môi trường xung quanh, tạo không gian ngủ yên tĩnh, thông gió tốt. Thời gian vừa qua, TPHCM đã ban hành thông báo hạn chế còi xe cấp cứu, nhất là vào ban đêm để tạo giấc ngủ bình yên cho người dân. Điều này cho thấy các lãnh đạo của ngành y tế đang rất quan tâm đến vấn đề tâm sinh lý của người dân, đặc biệt là rối loạn giấc ngủ trong mùa dịch.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị tình trạng rối loạn giấc ngủ như thở, thiền, yoga, khí công… Trong đó, các bài tập thở sẽ mang lại trạng thái thư giãn, cung cấp oxy, tạo phản xạ ngủ, luyện cơ thở cho người có nguy cơ hoặc nhiễm Covid-19, tránh xảy ra tình trạng suy hô hấp. Đáng chú ý, Equal Breathing – phương pháp thở cân bằng giúp khắc phục tình trạng khó ngủ được nhiều người thực hiện và để đạt hiệu quả cao trong bài tập cần áp dụng đúng kỹ thuật dưới sự hướng dẫn của người thông thạo phương pháp này.

Mọi người nên áp dụng theo các liệu pháp đúng để chữa trị chứng rối loạn giấc ngủ thay vì sử dụng thuốc. Bởi thuốc ngủ không thay thế thói quen tốt cho giấc ngủ mà còn có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, chứng lệ thuộc thuốc, trầm cảm nguy hiểm.

BS Đoàn Nhật Trung

Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á

Video: Minh Thảo

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Người trẻ ‘biến hình’ cho những dòng kênh đen

5
(SGTT) - Đắm mình vào những dòng nước đen kịt, đầy rác rưởi hôi thối ở TPHCM, những bạn trẻ trong nhóm Sài Gòn...

Ghé quán ốc được Michelin gợi ý ở TPHCM

0
(SGTT) - Dù nằm khuất trong con hẻm đường Nguyễn Trãi, quận 1, nhưng tiệm ốc Đào lại là điểm đến quen thuộc của...

Bữa sáng Sài Gòn: Đổi vị với món ốc của dì...

0
(SGTT) - Ngoài các món phở, hủ tiếu, bánh canh... thực khách hãy thử đổi vị bữa sáng bằng một chầu ốc gồm nhiều...

Nhiều người ngại sinh con: ‘báo động đỏ’ cho nguồn cung...

0
(SGTT) - Tỷ lệ sinh bắt đầu giảm trong bối cảnh dân số ngày một già đi khiến các nhà lãnh đạo lo ngại...

Bữa sáng Sài Gòn: Quán bún riêu 50 năm giữ vị...

0
(SGTT) - Từ gánh bún bán dạo ở khu vực chợ Bến Thành hơn 50 năm trước, bà Mai Thị Liên duy trì hương...

Ngắm Bãi Cạn ở đảo Phú Quý từ trên cao

0
(SGTT) – Bên cạnh những điểm đến quen thuộc như đỉnh Cao Cát, vịnh Triều Dương, gành Hang… thì Bãi Cạn là điểm đến...

Kết nối