Thứ Hai, Tháng Chín 9, 2024

Phát triển du lịch sinh thái tại ‘thảo nguyên cây gai’ ở Ninh Thuận

Vườn quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận được xem là mẫu chuẩn về hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng của Việt Nam và Đông Nam Á, được xem là “thảo nguyên cây gai” có một không hai ở nước ta, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến khám phá, trải nghiệm.

“Thảo nguyên cây gai” có một không hai ở Việt Nam

Một góc công viên đá Ninh Thuận. Ảnh: Nguyên Phong

Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận với vùng lõi là Vườn quốc gia Núi Chúa sở hữu nhiều giá trị về đa dạng sinh học, cảnh quan độc đáo với vẻ đẹp của rừng trên cao, bán sa mạc dưới thấp và biển liền kề.

Từ thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đi theo tuyến đường ĐT702, du khách bắt đầu hành trình khám phá Công viên đá Ninh Thuận – một quần thể nằm trong khu rừng đặc dụng ven biển của Vườn quốc gia Núi Chúa.

Vườn quốc gia Núi Chúa được xem là nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất ở Việt Nam. Ảnh: Nguyên Phong

Sau khi vượt qua quãng đường dài hơn 3km từ trục đường chính vào Công viên đá phủ đầy các loài cây bụi, thân lá cằn cỗi và đầy gai góc bám trụ vào đất, đá sống trong điều kiện khí hậu khô hạn, du khách sẽ nhìn thấy cảnh tượng thiên nhiên độc đáo, một “cánh đồng” chỉ toàn đá với đá.

Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Núi Chúa có tổng diện tích trên 106.646ha, vùng lõi có rộng 15.752ha, đặt dưới sự quản lý của Vườn quốc gia Núi Chúa theo cơ chế quản lý rừng đặc dụng và khu bảo tồn biển.

Vườn quốc gia Núi Chúa được xem là nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất ở Việt Nam hiện nay với lượng mưa trung bình năm dưới 700mm, thời tiết quanh năm nắng nóng. Điều kiện khí hậu khô nóng đã hình thành nên một hệ sinh thái bán khô hạn đặc thù với rộng khoảng 10.600ha, chiếm trên 40% diện tích tự nhiên của vườn.

Vườn quốc gia Núi Chúa còn được xem là “Thảo nguyên cây gai” có một không hai ở Việt Nam. Ảnh: Nguyên Phong

Điển hình của hệ sinh thái nơi đây là các loại thực vật có khả năng chịu hạn với các đặc điểm như rụng lá về mùa khô, cây thấp lùn, lá nhỏ và dày, có răng cưa, nhiều gai để giảm quá trình thoát hơi nước như xương rồng, thầu dầu, bằng lăng…

Trong rừng khô bán hoang mạc, cây cỏ trơ trụi vào mùa khô nhưng sau đó chúng có thể vươn mình trở lại chỉ sau một vài trận mưa. Với những đặc trưng rất riêng này, Vườn quốc gia Núi Chúa còn được xem là “thảo nguyên cây gai” có một không hai ở Việt Nam.

Điển hình của hệ sinh thái nơi đây là các loại thực vật có khả năng chịu hạn. Ảnh: Nguyên Phong

Không chỉ có rừng, ở đây còn rất giàu về động vật biển khi sở hữu tới 40km đường biển bao quanh khu vực với khu bảo tồn biển rộng 7.352ha. Nơi đây có quần thể rùa biển lên đẻ trứng mỗi năm và rạn san hô ven bờ lớn nhất nước ta với 350 loài.

Đẩy mạnh du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm

Từ đầu năm đến nay, Vườn quốc gia Núi Chúa đón trên 130.000 lượt khách trong nước và quốc tế. Ảnh: Nguyên Phong

Bên cạnh nhiệm vụ tập trung bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng và biển, Vườn quốc gia Núi Chúa còn khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, đặc thù về nắng và gió để phát triển các loại hình du lịch sinh thái trải nghiệm, khám phá như du lịch rừng; du lịch biển; du lịch giáo dục môi trường và tham quan, nghỉ dưỡng; du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học theo hướng phát huy các giá trị sinh thái thông qua các hoạt động du lịch để thu hút du khách, tạo thêm nguồn thu nội lực phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Thảm thực vật tại Vườn quốc gia Núi Chúa. Ảnh: Nguyên Phong

Từ đầu năm đến nay, Vườn quốc gia Núi Chúa đón trên 130.000 lượt khách trong nước và quốc tế. Để tăng thêm sức hút, vườn đang tập trung thu hút các nguồn lực, đổi mới các hoạt động du lịch sinh thái như xây dựng các tour, tuyến mới trong rừng và trên biển nhằm tạo điểm nhấn như tour trekking khám phá các kiểu rừng, chinh phục đỉnh núi Chúa có độ cao 1.039m và cắm trại qua đêm; liên kết 3 điểm Công viên đá – Hang Rái – vịnh Vĩnh Hy thành một tour khép kín trong ngày; tour tham quan rừng kết hợp “thả bom hạt giống” tái sinh rừng; tour lặn biển ngắm san hô, câu cá; tour ngắm mặt trời lặn cùng các hoạt động nghỉ dưỡng, giải trí tại điểm du lịch Hang Rái về đêm…

Du khách tại Hang Rái, thuộc Vườn quốc gia Núi Chúa. Ảnh: Thi Ân

Chia sẻ trên TTXVN, Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa xác định việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch sinh thái tuân theo nguyên tắc không làm thay đổi cảnh quan, không gây tác động xấu đến tài nguyên động, thực vật hoặc làm giảm tính đa dạng sinh học và gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững đối với việc bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học của núi Chúa.

Đăng Huy

Theo TTXVN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Làm gì để thực hành ESG trong du lịch?

0
(SGTT) – Song song với mục tiêu Net Zero, xu hướng áp dụng các tiêu chí ESG trong ngành du lịch đang ngày càng...

Bàn chuyện xây dựng cơ sở dữ liệu và tiêu chí...

0
(SGTT) – “Xây dựng cơ sở dữ liệu và tiêu chí thực hành du lịch Net Zero” là chủ đề của hội thảo chiều...

Những ‘ô màu’ trên đồng muối Cà Ná

0
(SGTT) – Với góc nhìn từ trên cao, đồng muối Cà Ná ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận hiện lên ấn tượng với...

Phác thảo lộ trình hướng tới du lịch bền vững của...

0
(SGTT) - Việc một số nước trên thế giới đang có quan điểm “phản đối phát triển du lịch quá mức” là cơ hội...

Khu du lịch ven rừng ở Khánh Hoà thực hiện du...

0
(SGTT) – Làng Nhỏ - Hồ Láng Nhớt ở thôn Đá Mài, xã Diên Tân, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa là một khu...

Sắc màu cảng cá Mỹ Tân khi nhìn từ trên cao

0
(SGTT) - Cảng cá Mỹ Tân thuộc xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 18km. Đây...

Kết nối