(SGTT) - Không chỉ là nguyên liệu bổ ích trong bài thuốc dân gian, lá tía tô còn được đầu bếp ứng dụng vào trong các món ăn. Điển hình như món lẩu ốc lá tía tô, hài hòa hương vị, bổ dưỡng cho người dùng.
- Trưa nay ăn gì: Salad thập cẩm, đủ đầy dư vị từ thịt đến rau củ
- Trưa nay ăn gì: Bữa trưa quen thuộc với gà kho củ cải
- Trưa nay ăn gì: Làm mới món vịt từ kiểu nướng chao
Nhắc đến lẩu ốc, thực khách có lẽ đã thưởng thức qua lẩu ốc nấu chuối đậu. Vậy nhưng, vẫn còn một phiên bản ẩm thực của lẩu ốc, có tên gọi đầy đủ là lẩu ốc lá tía tô. Thành phần để làm lẩu ốc lá tía tô gồm có thịt ốc, lá tía tô, cơm mẻ, thịt ba chỉ, đậu hũ chiên, chuối xanh, cùng nhóm gia vị nêm nếm là muối, tiêu, đường, hạt nêm.
Về ốc ứng dụng cho món ăn hôm nay phần lớn là thịt ốc bươu, dễ mua và có mức giá phải chăng, cũng như phù hợp với các món ăn mang phong vị ẩm thực Việt. Cách sơ chế ốc bươu khá quan trọng bởi nó đáp ứng sự ngon miệng cho thực khách. Làm sao cho ốc hết nhớt, mùi tanh đặc trưng là bí quyết của mỗi đầu bếp. Phần ốc cũng chỉ lấy thịt phần thân, bỏ đuôi bởi phần đó có thể chứa vị khuẩn không tốt cho người dùng. Một mẹo để thịt ốc đậm đà hương vị hơn là cần xào qua ốc với gia vị nêm nếm trước khi nấu lẩu.
Nước dùng hầm lẩu cơ bản nhất vẫn là nước hầm từ xương ống heo, cho vị nước thanh ngọt. Một số nơi thay bằng nước dùng gà để có vị ngọt dịu nhẹ hơn. Còn lại, một số thành phần như lá tía tô, mẻ, chuối xanh, đậu hũ hay thịt ba chỉ heo nhằm mang đến một hương vị ẩm thực như lẩu ốc nấu chuối đậu.
Với món ăn này, rau kèm theo cơ bản có bắp chuối bào, rau muống bào sợi. Món ăn kèm là bún tươi, cũng như nước chấm hợp vị là nước mắm mặn, kèm vài lát ớt. Mọi người có thể thưởng thức món lẩu này tại các nhà hàng Việt hoặc trổ tài đầu bếp tại gia qua công thức sau đây:
Theo amthucviet, monngonmoingay, shopefood