Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024

Nhóm ngành tài chính, bảo hiểm, ngân hàng bị khiếu nại nhiều nhất

(SGTTO)- Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương, trong tháng 9-2019, nhóm hàng hóa, dịch vụ có tỷ lệ khiếu nại nhiều nhất vẫn là tài chính, bảo hiểm, ngân hàng với tỷ lệ chiếm 35%, tiếp đến lần lượt là điện thoại, viễn thông 25% và đồ điện tử gia dụng 19%.

Đây là con số thống kê trong tháng 9 của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương về việc tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng trong cả nước.

Việc mua hàng qua mạng nhiều khi không như mong muốn, hàng hóa không đúng yêu cầu nên mua trực tiếp vẫn là lựa chọn của nhiều người tiêu dùng. Ảnh minh họa: Vũ Yến

Trong tháng 9 năm 2019, Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 đã tiếp nhận 654 cuộc gọi đến, trong đó, có 439 cuộc gọi được ghi nhận dưới dạng phản ánh, đề nghị của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Cục đã tiếp nhận 57 khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng.

Cũng theo thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2019 nội dung khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng tập trung chủ yếu vào 3 nhóm nội dung chính:

– 32% đơn khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng phản ánh về việc thông tin liên hệ của mình bị đơn vị thu hồi nợ tự động sử dụng để gọi điện, nhắn tin với mục đích quấy rối, đe dọa thu nợ, ngay cả trong trường hợp người tiêu dùng không có khoản vay tại đơn vị liên quan. Nhiều trường hợp người tiêu dùng đã liên hệ đề nghị đơn vị liên quan xác minh và chấm dứt việc thu nợ nhầm nhưng không được giải quyết triệt để.

– 19% đơn khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng phản ánh về việc doanh nghiệp cung cấp thông tin không chính xác, gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là các điều kiện giao dịch, ví dụ như chính sách đổi trả hàng hóa, về mức lãi suất, về thủ tục thanh lý hợp đồng trước hạn trong hợp đồng vay… Nhiều người tiêu dùng do không để ý đến nội dung hợp đồng, chỉ nghe theo nội dung tư vấn của nhân viên nên đã ký hợp đồng. Đối với các trường hợp tranh chấp như vậy, khi giải quyết, việc căn cứ theo nội dung hợp đồng đã ký kết thường mang lại bất lợi cho người tiêu dùng.

– 17% đơn khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng phản ánh về việc đặt mua hàng qua trang website thương mại điện tử nhưng hàng giao đến có chất lượng kém, không giống với quảng cáo.

Trước đó, Cục cũng có số liệu thống kê cho biết, 8 tháng của năm 2019 ngành hàng bị khiếu nại nhiều nhất là tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, sau đó là nhóm điện thoại, viễn thông và nhóm đồ điện tử gia dụng.

Vũ Yến

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

EU thất thu lớn vì giá tín chỉ carbon giảm sâu

0
(SGTT) - Giá carbon ở Liên minh châu Âu (EU) giảm mạnh trong năm nay khiến doanh thu bán tín chỉ carbon của EU...

Tăng cường 2.000 chuyến bay đêm, giá vé ‘hạ nhiệt’ dịp...

0
(SGTT) - Hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết đang mở bán tăng cường 2.000 chuyến bay đêm (từ sau 21:00 giờ) trên các...

Thơm lừng góc chợ Phạm Văn Hai với tô bánh đa...

0
(SGTT) - Bánh đa là sợi bánh thân quen trong một số món ăn của người dân Hải Phòng. Theo dòng chảy văn hóa...

Thảo Cầm Viên tổ chức lễ hội ẩm thực ba miền...

0
Với quy mô hơn 50 gian hàng, cùng 149 món bánh truyền thống, lễ hội ẩm thực "Non sông thống nhất" diễn ra từ...

Loạt sự kiện du lịch tại các địa phương dịp lễ...

0
(SGTT) - Lễ hội Diều khổng lồ tại huyện Đất Đỏ (Bà Rịa – Vũng Tàu), lễ hội Tháp Bà Ponagar (Khánh Hoà) hay...

Nghĩ về cuộc đấu giá 3 mỏ cát với mức trúng...

0
(SGTT) – Vụ đấu giá ba mỏ cát ở Hà Nội với giá trúng cao gấp hàng trăm lần giá khởi điểm đã trôi...

Kết nối