Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non tại Việt Nam

(SGTT) – Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật Vùng Fla-măng, Vương quốc Bỉ (gọi tắt là VVOB) vừa giới thiệu dự án 5 năm “Giáo viên mầm non áp dụng các kiến thức và kỹ năng giảng dạy tạo môi trường học tập giàu ngôn ngữ cho trẻ” ở ba địa phương có nhiều hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số.

Mục tiêu của Dự án “Giáo viên mầm non áp dụng các kiến thức và kỹ năng giảng dạy tạo môi trường học tập giàu ngôn ngữ cho trẻ” (viết tắt là TALK) nhằm hướng đến nâng cao năng lực của cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên trong việc xây dựng môi trường học tập giàu ngôn ngữ tại các trường mầm non trên địa bàn 3 tỉnh có nhiều hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) cùng sinh sống là Điện Biên, Quảng Trị, Gia Lai.

Dự án TALK nối tiếp thành công của dự án “Giảm thiểu rào cản đối với hoạt động học tập của trẻ mầm non tại các huyện khó khăn và có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống” (BAMI) vừa kết thúc vào cuối năm 2021 với nhiều kết quả tích cực trong việc nâng cao năng lực quan sát và suy ngẫm của giáo viên (về 2 chỉ số cảm giác thoải mái và sự tham gia của trẻ). Đồng thời hỗ trợ giáo viên điều chỉnh phương pháp tiếp cận phù hợp cho từng trẻ trong lớp đúng theo tinh thần lấy trẻ làm trung tâm của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Trong 5 năm tới, tiếp nối những kết quả tích cực của dự án BAMI, dự án TALK sẽ chú trọng vào môi trường học tập giàu ngôn ngữ kết hợp với cảm giác thoải mái và sự tham gia như là một hướng tiếp cận hiệu quả để hỗ trợ trẻ sẵn sàng cho việc học tập.

Nâng cao năng lực giáo viên đối với khả năng ngôn ngữ của trẻ mầm non

Ở các khu vực miền núi xa xôi, tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ của đa số trẻ em, nên các em sẽ gặp nhiều trở ngại khi tiếp thu ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Việt tại trường. Điều này tạo ra một khoảng cách học tập giữa trẻ em người dân tộc thiểu số và trẻ em người dân tộc Kinh. Tuy nhiên, hệ thống trường mầm non hiện nay vẫn chưa được trang bị để giúp trẻ người dân tộc thiểu số vượt qua những thách thức này.

Tại các tỉnh có dự án TALK, hầu hết các giáo viên tại các trường mầm non đều là người dân tộc Kinh, không thông thạo sử dụng các ngôn ngữ địa phương và gặp nhiều hạn chế trong việc nâng cao kỹ năng sư phạm để thay đổi phương pháp giảng dạy truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm sang áp dụng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm.

Trẻ mầm non đang tự làm chủ hoạt động trên lớp. Ảnh: Phạm Lộc

Nhận được sự tài trợ của chính phủ Bỉ, VVOB sẽ phối hợp cùng với Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh Điện Biên, Quảng Trị, và Gia Lai thực hiện dự án TALK.

Dự án được kỳ vọng sẽ mang đến những thay đổi thực sự trong lớp học về tạo môi trường học tập giàu ngôn ngữ, đảm bảo trường mầm non chuẩn bị hành trang thật tốt cho trẻ ở các huyện khó khăn và có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống, để trẻ bước vào cấp tiểu học với những kĩ năng ngôn ngữ cần thiết, từ đó giúp trẻ sẵn sàng học tập. Những thay đổi này sẽ đạt được và bền vững thông qua việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn và thay đổi các thực hành của cán bộ quản lí nhà trường và giáo viên.

Hướng tới việc xây dựng môi trường học tập giàu ngôn ngữ cho trẻ em Việt Nam

Với sự hỗ trợ của đối tác chuyên gia từ Bỉ và các chuyên gia ngành giáo dục đến từ Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo), các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu giáo dục tại Việt Nam, dự án TALK sẽ được triển khai với 3 hợp phần: hợp phần ngôn ngữ, hợp phần năng lực lãnh đạo trong trường học, và hợp phần nghiên cứu.

Với hợp phần ngôn ngữ, VVOB cùng với nhóm chuyên gia về ngôn ngữ sẽ thực hiện các hoạt động nâng cao chuyên môn cho Sở và Phòng Giáo dục Đào tạo. Sau khi được nhóm chuyên gia dự án TALK bồi dưỡng chuyên môn, Sở và Phòng Giáo dục Đào tạo sẽ thực hiện lộ trình nâng cao năng lực cho giáo viên về kiến thức phát triển ngôn ngữ, kỹ năng tiền đọc viết và kỹ năng tạo ra môi trường học tập giàu ngôn ngữ với sự chú trọng tới cảm giác thoải mái và sự tham gia của trẻ.

Bên cạnh đó, hợp phần về khả năng lãnh đạo trong trường học cũng sẽ được triển khai một cách tương tự với nhóm chuyên gia về lãnh đạo trường học, với nội dung kiến thức và thực hành tập trung vào các hoạt động phát triển chuyên môn để hỗ trợ cán bộ quản lý tạo môi trường học tập thuận lợicho việc phát triển chuyên môn cho giáo viên.

Đối với hợp phần nghiên cứu, dựa trên số liệu thu thập từ những can thiệp của dự án, một nhóm các chuyên gia giáo dục đến từ các viện nghiên cứu và cơ sở đào đào tạo giáo viên mầm non sẽ vận động Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận môi trường học tập giàu ngôn ngữ kết hợp với cảm giác thoải mái và sự tham gia như là một hướng tiếp cận hiệu quả để hỗ trợ trẻ sẵn sàng cho việc học.

Dự án được kỳ vọng sẽ lan tỏa tới hàng nghìn giáo viên mầm non thuộc 15 huyện miền núi khó khăn tại 3 tỉnh Điện Biên, Quảng Trị, và Gia Lai, từ đó mang tới môi trường học tập chất lượng hơn cho trẻ em tại địa phương.

Đại diện các Sở Giáo dục và Đào tạo chia sẻ kỳ vọng về việc dự án sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cấp học mầm non trong việc thực hiện xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mẫu giáo người dân tộc thiểu số phù hợp với bối cảnh cũng như giữ gìn bản sắc văn hóa các DTTS trong tỉnh. Đồng thời hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên tiếp cận những tiến bộ trong khoa học GDMN.

Bà Karolina Rutkowska, Giám đốc Chương trình Quốc gia VVOB Việt Nam, khẳng định VVOB sẽ tiếp tục đồng hành để nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em Việt Nam. Ảnh: Phạm Lộc

Bà Karolina Rutkowska, Giám đốc Chương trình Quốc gia VVOB Việt Nam, khẳng định với mục tiêu giải quyết các thách thức giáo dục phức tạp đã đề ra trong dự án TALK, việc đạt được các mục tiêu này yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ và chung tay cùng với Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD ĐT) cũng như các đối tác về mặt chuyên môn của dự án như là Viện Khoa học Giáo dục Việt nam, đại học KdG, tổ chức Mạng lưới trường học CEF, Trung tâm Giáo dục trải nghiệm CEGO. “Cả quan hệ đối tác và sự hợp tác đều rất cần thiết trong cách tiếp cận của VVOB, và chúng tôi hy vọng rằng cùng nhau chúng ta có thể mang đến chất lượng giáo dục tốt hơn và công bằng giáo dục cho trẻ em ở các khu vực có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống”, bà nói.

Bên cạnh các đối tác của dự án, buổi lễ giới thiệu dự án TALK có sự tham gia của: ông Paul Jansen, Đại sứ Vương quốc Bỉ tại Việt Nam, các đoàn đại biểu đến từ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Cao đằng Sư phạm Trung ương, tổ chức UNICEF, tổ chức Save the Children, tổ chức Plan, và tổ chức Rikolto.

Đinh Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

TPHCM sẽ ưu tiên vốn xây thêm 4.500 phòng học

0
(SGTT) - Từ đây đến năm 2025, TPHCM sẽ tập trung vào giải quyết những vướng mắc về quỹ đất, ưu tiên bố trí...

Mùng 3 Tết thầy

0
(SGTT) - Hơn 10 năm qua, lớp chủ nhiệm đầu tiên của thầy Lê Hữu Phúc vẫn giữ truyền thống "mùng 3 Tết thầy"...

Giấy chứng nhận nghề: cẩn trọng để không trở thành sự...

0
(SGTT) - Khi soạn thảo Luật Nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến đưa quy định nhà giáo phải có giấy...

Đại học Nam Cần Thơ khánh thành khu thực hành du...

0
(SGTT) - Nhân kỷ niệm 11 năm thành lập, Trường Đại học Nam Cần Thơ (DNC) đã khánh thành Khu thực hành du lịch...

Đại học Nam Cần Thơ trao áo choàng trắng, truyền tải...

0
(SGTT) - Tối ngày 8-1, trường Đại học Nam Cần Thơ đã tổ chức Lễ trao áo choàng trắng và lời tuyên thệ của...

TPHCM kêu gọi đầu tư 41 dự án theo phương thức...

0
(SGTT) - Trong 41 danh mục dự án vừa được Hội đồng Nhân dân TPHCM thông qua để kêu gọi đầu tư theo phương...

Kết nối