Thứ bảy, Tháng mười một 9, 2024

Muôn vẻ linh vật rồng Tết Giáp Thìn 2024

(SGTT) - Với hình tượng rồng Tết Nguyên đán 2024, nhiều địa phương đều làm tiểu cảnh, thiết kế biểu tượng mang ẩn ý hướng đến cội nguồn, sự thịnh vượng và sung túc cho khởi đầu năm mới. Có nơi tạo hình rồng phun lửa, chuyển động; có nơi làm rồng từ những nguyên vật liệu đặc biệt…, khiến cuộc “tranh tài” linh vật ở các địa phương trở nên sôi động.

Từ Nam ra Bắc, đầu tiên là đôi rồng uy nghi cùng tiểu cảnh nhẹ nhàng trên đường phố tại Bạc Liêu. Ảnh: Giang
Tiếp đến, rồng Bến Tre “độc, lạ” làm từ vật liệu chính là gáo dừa dài 3,8 m, cao 2,3 m, đế ngang 1,8 m đứng trên bản đồ Bến Tre. Toàn bộ vảy rồng được làm từ gáo dừa, râu rồng được làm từ xơ chỉ dừa, còn răng, móng được làm bằng gỗ dừa sắc sảo, xung quanh trang trí thêm hoa kiểng. Ảnh: Hoàng Trung
Nhiều người dân thích thú chụp ảnh trước linh vật rồng làm bằng gáo dừa, phủ một màu đen bóng. Ảnh: Hoàng Trung
Rồng ở Bình Dương được các nghệ nhân làm từ những chiếc lu, đầu rồng nặn thủ công. Vị trí lắp đặt rồng gốm sứ này trên đường Hồ Văn Cống, cách ngã ba giao với quốc lộ 13 khoảng 500 m, là con đường dẫn vào làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp. Ảnh: Nguyễn Tâm

Lấy cảm hứng từ hình ảnh rồng thời nhà Lý, linh vật tại thành phố Vũng Tàu năm nay đặc biệt khá giống với hình tượng rồng và rắn thần Naga theo Phật giáo Nam tông, có mào, mũi và bờm được khắc họa tự nhiên và uyển chuyển.

Anh Tấn Đạt, một người dân ở TPHCM, nhận xét mào rồng phủ lên môi trên và quyện với răng nanh tạo ra hình ảnh như đám mây đang bay. Râu Rồng mềm mại như sóng nước. Mũi rồng được khắc họa bởi những đường cong xếp chồng lên nhau khiến người xem liên tưởng ra nguồn nước. Miệng Rồng há rộng để lộ hàm răng đang ngậm ngọc rất ấn tượng. Cơ thể rồng dài, uốn lượn linh hoạt như rắn, vảy như cá sấu…

“Bản thân tôi cũng lấy làm tự hào khi thấy hình ảnh “rồng Việt” năm nay được thể hiện vừa uy nghiêm vừa đặc trưng cho dân tộc Việt”, Anh Tấn Đạt, một người dân ở TPHCM, nói. Ảnh: Minh Hạnh
Ý tưởng của cụm biểu tượng linh vật Xuân Giáp Thìn 2024 tại Bình Định có chủ đề: “Tự hào truyền thống Cha Rồng – Mẹ Tiên”. Ảnh: Chơn Trần
Điểm độc đáo là toàn cảnh khu trưng bày nhìn từ trên cao tạo hình một đầu rồng lớn, có thể thay đổi màu sắc lung linh về đêm. Đây là công trình nghệ thuật sắp đặt có quy mô lớn nhất từ trước đến nay của tỉnh Bình Định. Ảnh: Chơn Trần
Tại TP Đà Nẵng, linh vật rồng thu hút đông đảo người dân và du khách được mô phỏng theo hình dạng của cầu Rồng, đặt tại khu vực phía đuôi chân cầu Rồng. Điểm đặc biệt ở linh vật này là hiệu ứng phun lửa, nước theo điệu nhạc. Ngoài ra, linh vật còn nhả bong bóng cùng nhiều hiệu ứng chuyển động tạo thích thú cho người xem. Ảnh: Quỳnh Như
Tại phía Bắc đầu cầu Rồng 9 (Đường Trần Hưng Đạo, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), hình ảnh linh vật rồng dài gần 50 m, nặng gần 1 tấn bằng chất liệu xốp thu hút nhiều người dân Đà Nẵng trong thời gian gần đây. Đây là linh vật chủ đạo trong 15 cụm trang trí hoa Tết tại thành phố Đà Nẵng. Chủ đề của cụm trang trí này là “Vũ điệu Xuân” với hình ảnh con rồng uốn lượn nhấp nhô theo nhịp điệu. Hai bên linh vật này là những địa điểm du lịch được nhiều người biết đến tại Đà Nẵng, đó là cầu Rồng và tượng cá chép hoá rồng. Ảnh: Quỳnh Như
Một trong những linh vật rồng được đầu tư về thiết kế với tạo hình tượng rồng thời Lý bằng gốm Bát Tràng cao 5 m đặt tại cầu chữ T trước số 42 đường Bạch Đằng, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Tượng rồng này có tổng mức đầu tư là 1,5 tỉ đồng. Ảnh: Quỳnh Như
Linh vật rồng ở Huế nhìn trên cao khi hoàng hôn buông xuống. Lấy cảm hứng từ ấn “Quốc gia tín bảo”, đơn vị thiết kế dáng rồng bay lên cao hơn 3 m tạo ra khí thế hiên ngang, ung dung tự tại. Linh vật rồng được chọn đặt bia Quốc Học là rồng thời Nguyễn. Thiết kế là sự tổng hoà của hình tượng rồng lớn kết hợp tạo hình trăm hoa đua nở của vùng đất cố đô. Linh vật hội tụ đầy đủ đặc điểm được cho là tốt đẹp nhất của 9 con vật có thật gồm thân rắn, vảy cá chép, đầu lạc đà, sừng hươu, chân hổ, móng vuốt đại bàng, tai bò, mũi và bờm sư tử, đuôi gà trống. Ảnh: Hoàng Lê
Đôi rồng ở Huế nhìn từ trên cao. Linh vật dài hơn 30 m được chế tác từ khung sắt, vải, xốp. Các họa tiết đầu, sừng, vảy rồng được chế tác tinh xảo. Đêm 3-2 (24 Tết), hai con rồng được thắp sáng đã thu hút người dân và du khách đến chụp hình lưu niệm. Ảnh: Hoàng Lê
Người dân Huế chụp hình với biểu tượng rồng trước mặt UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Không gian công viên Lý Tự Trọng về đêm trở nên lung linh với ánh sáng đài phun nước Ảnh: Hoàng Lê

Trung Châu – Hoàng An tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Chỉ ăn đạm có giúp giảm cân nhanh sau Tết?

0
(SGTT) - Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phương pháp giảm cân chỉ ăn chất đạm như ức gà, thịt bò nạc… có thể...

Số lượt khách đến TPHCM dịp Tết tăng so với năm...

0
(SGTT) - Trong 15 ngày Tết Nguyên đán 2024, có khoảng 3,6 triệu lượt khách đến TPHCM, tăng 5% so với cùng kỳ năm...

Da khô ráp, nổi mụn ồ ạt: Bác sĩ chỉ cách...

0
(SGTT) - Kỳ nghỉ Tết vừa qua, một số chị em phụ nữ có thói quen trang điểm kỹ càng để trông diện mạo...

Nỗi niềm và hy vọng từ sân khấu kịch mùa Tết

0
(KTSG Online) - Nếu diễn viên được xem là linh hồn của các vở diễn thì khán giả chính là người nuôi dưỡng nên...

Năm rồng nói chuyện rắn bay

0
(SGTT) - Những tiếng rào rào kéo dài từ dưới mái tranh lan nhanh về phía những ngọn cây ở cuối góc vườn. Trời...

Mùng 5 Tết, người dân trở lại TPHCM, cửa ngõ miền...

0
(SGTT) - Trong ngày nghỉ cuối của Tết Nguyên đán, nhiều người dân các tỉnh miền Tây Nam bộ trở lại TPHCM làm việc. Trên...

Kết nối