Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Lo ngại dịch bệnh giảm sức mua, nhà vườn giảm sản lượng hoa tết một nửa

(SGTT) –  Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang cận kề, tuy nhiên do ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19, năm nay các nhà vườn trồng hoa đã chủ động đến 50% sản lượng để tránh thiệt hại.

Nhà vườn chủ động giảm sản lượng

Thời điểm này chỉ còn hơn 2 tháng nữa sẽ tới Tết nguyên đán 2022, các vườn mai ở TPHCM đã bắt tay vào vụ tết. Theo ghi nhận của phóng viên, năm nay phần lớn các nhà vườn trồng mai tại TPHCM đều lo ngại tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên chủ động giảm sản lượng.

Ông Thìn, chủ vườn mai Gia Phát (Bình Chánh), cho biết năm nay do tình hình dịch phức tạp, khó dự đoán được thị trường nên đã chủ động giảm sản lượng mai chậu chỉ còn 2.000 chậu ít hơn năm ngoái 1.000 chậu.

“Dù lái miền Tây đã xuống cọc nhưng nếu tình hình buôn bán khó khăn mình sẽ chủ động trả cọc lại cho họ để san sẻ cùng nhau trong thời điểm mọi thứ khó khăn bủa vây như thế này”, ông Thìn chia sẻ.

Ông Dương Đức Xuyên, 44 tuổi, thành viên Hợp tác xã Hoa mai vàng Bình Lợi (Bình Chánh), cho biết với tình hình thị trường hiện nay ông cảm khá lo lắng. Ở vụ hoa năm nay ông Xuyên dự định sẽ không cho mai lên chậu như mọi năm mà chỉ bán mai gốc.

Tương tự, các nhà vườn ở làng mai Bình Lợi (Bình Chánh) cho biết đều giảm sản lượng cả ở mai vườn và mai chậu. Một số nhà vườn giảm sản lượng chỉ còn một nửa so với năm ngoái.

Theo nhiều chủ vườn, tình hình năm nay rất khó dự đoán để biết hàng có trôi hay không.

Ông Lê Hữu Thiện, Giám đốc Hợp tác xã Hoa mai vàng Bình Lợi (Bình Chánh), cho biết dịp Tết Nguyên đán năm nay, sản lượng hoa mai ở hợp tác xã giảm đến 50%. Ông Thiện cho biết thêm vụ tết năm nay hợp tác xã chỉ tung ra khoảng 10.000 sản phẩm mai vàng thay vì 20.000 như năm trước. Bên cạnh đó, các chủ vườn mai năm nay cũng gặp nhiều khó khăn khi vật tư nông nghiệp đều tăng giá cao hơn năm ngoái đến 50%.

Theo ông Thiện, thông thường vào thời điểm này mọi năm các thương lái đã bắt đầu xuống cọc khoảng 30% để đặt mai. Tuy nhiên, nhiều nhà vườn hiện nay vẫn chỉ nhận được khoảng 10% tiền cọc, có vườn vẫn chưa nhận được cọc từ lái buôn. Ông Vương cho rằng với tình hình hiện tại giá mai sẽ thấp hơn khoảng từ 20-30% so với vụ hoa tết 2021.

Không nhập giống để sản xuất vụ tết được vì Covid-19

Ngoài mai, hoa lan cũng là mặt hàng được người dân TPHCM ưa chuộng để trưng trong dịp Tết Nguyên đán. Ông Lưu Cẩm Hùng, 47 tuổi, chủ vườn lan Sơn Hà ở huyện Bình Chánh, TPHCM, cho biết năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 sản lượng hoa tại vườn giảm đến 40% so với mọi năm.

Theo ông Hùng nguyên nhân là do hiện nay nguồn giống trồng lan phụ thuộc nhiều vào đại lý nước ngoài nên trong thời gian giãn cách xã hội vừa qua các chủ vườn khó tiếp cận, vận chuyển giống về nước để gieo trồng cho vụ hoa tết.

“Trong dịp tết năm nay chúng tôi sẽ tung ra thì trường khoảng 60.000 chậu lan các loại trên diện tích 12.000 m². Trong đó có các loại lan như hồ điệp, ngọc điểm, vũ nữ, hoàng hậu, nữ hoàng bóng đêm, cattleya”, ông Hùng thông tin.

Dịch Covid-19 khiến vườn lan của ông Hùng phải giảm sản lượng vì không nhập được giống.

Chủ vườn lan cho biết thêm, năm nay các chủ vườn không chỉ gặp khó khăn về nguồn giống mà giá vật tư nông nghiệp cũng tăng từ 10-15%. Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết cũng không thuận lợi cho việc xuống vụ hoa tết. Tuy nhiên do lan là hoa là sản phẩm được nhiều người ưa chuông trong dịp tết vì đa chủng loại và sử dụng lâu nên nhà vườn cũng không quá lo lắng.

“Giá lan cao cấp hiện nay có giá từ 5-7 triệu còn với các loại bình dân thì từ 1-1,2 triệu đồng”, chủ vườn lan Sơn Hà nói.

Nhà vườn tại quận 12 tất bật vào vụ hoa tết 2022.

Chủ động đánh giá tình hình thị trường để xuống vụ hoa tết, ông Trịnh Hữu Đức, chủ vườn hoa trên đường Lê Thị Riêng (quận 12) chia sẻ năm nay chỉ trồng 4.000 chậu hoa ít hơn 2.000 chậu so với năm trước.

“Như mọi năm mình chủ yếu đầu tư vào các loại hoa như mào gà, cúc bi, dã yên thảo, dừa cạn vì giá thấp và dễ tiêu thụ. Năm ngoái có trồng thêm 400 chậu dưa lưới cảnh nhưng bị hư hại hết 100 cây vì thời tiết”, ông Đức kể.

Theo ông Đức năm nay, gia đình ông không thuê nhân công mà tận dụng lao động trong nhà. Bên cạnh đó, ông cũng chủ động mua, dự trữ phân bón, thuốc trừ sâu từ trước để giảm áp lực giá cả trong vụ hoa năm nay.

Minh Hoàng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

TPHCM: rộn ràng ngày cuối, tiểu thương tạm biệt mùa kinh...

0
(SGTT) – Hôm nay 9-2 (30 Tết), các chợ hoa ở TPHCM như công viên 23/9 (quận 1), chợ hoa Thành Thái (quận Tân...

Nhà vườn tại nhiều địa phương tất bật cung ứng hoa...

0
(SGTT) - Thời điểm này, các hộ trồng hoa trên cả nước như Đà Lạt, Hà Nội, Vĩnh Long, Kiên Giang đang chuẩn bị...

Hoa kiểng Tết: nỗi lo âu mang tên ‘ẩn số’ sức...

0
(SGTT) - Sản xuất hoa kiểng Tết ở một số địa phương trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được duy trì...

Vắng bóng thương lái, người trồng hoa Tết ở Bến Tre...

0
(SGTT) - Vào giữa tháng 10, các chủ vườn hoa tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đã bắt đầu gieo trồng các loại...

Theo chân người ‘mang’ Tết đến Sài Gòn

0
Để mang thành quả của cả một năm lao động đến khách hàng, nhà vườn miền Tây thuê ghe chở hoa lên bán tại...

30 Tết, nhà vườn thu dọn, hoa kiểng “đại hạ giá”

0
Hôm nay (30 Tết Nguyên đán), tiểu thương tại các địa điểm bán hoa kiểng bắt đầu thu dọn, khép lại mùa bán hoa...

Kết nối