Thứ Ba, Tháng Năm 7, 2024

Kéo dài thời gian chịu nhiệt cho vật liệu

Nếu các công trình cao ốc, chung cư chẳng may xảy ra hỏa hoạn, đám lửa lan nhanh trên diện rộng thì các kết cấu thép, bê tông dễ bị biến dạng bởi nhiệt độ cao, từ đó gây sụp đổ công trình. Sử dụng sơn chống cháy là một trong những biện pháp để hạn chế những thiệt hại trong các vụ hỏa hoạn.

Bảo vệ vật liệu trước nhiệt độ cao

Trong ngành xây dựng, thép là vật liệu quan trọng nhất, được sử dụng trong hầu hết các vị trí của công trình vì có ưu điểm như độ dẻo cao, dễ định hình, dễ thi công. Hiện nay, các chung cư cao tầng, cao ốc văn phòng hay nhà phố đều sử dụng thép để tạo độ vững chắc cho công trình. Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất của thép là khả năng chịu nhiệt. Nếu chẳng may công trình đưa vào sử dụng xảy ra hỏa hoạn và nhiệt độ trên 5500C thì kết cấu của thép sẽ mất ổn định, thép bị biến dạng và rất dễ dẫn đến sụp đổ công trình. Thực tế cho thấy, các vụ cháy lớn gây hậu quả nghiêm trọng trong thời gian qua là do thép không được bảo vệ nên bị biến dạng rất nhanh khi nhiệt độ tăng cao.

Từ thực tế trên, ông Nguyễn Duy, Giám đốc phát triển của Tập đoàn Sơn Kova, cho hay với các công trình xây dựng sử dụng sắt thép trong bộ khung nhà thì việc bảo vệ sắt thép là rất quan trọng. Thông thường, thép sử dụng trong các công trình xây dựng hiện nay sẽ được bao bọc bởi vật liệu chống cháy để duy trì thời gian chịu đựng của thép, thường là 2-6 giờ, nếu chẳng may xảy ra hỏa hoạn. Khoảng thời gian này càng dài càng có lợi cho công tác chữa cháy của lực lượng cứu hỏa và giảm thiểu được nhiều thiệt hại.

Một thí nghiệm của Kova khi sử dụng đèn khò phun lửa ở nhiệt độ 1.2000C vào bề mặt một thanh thép có phủ sơn chống cháy. Lớp sơn chống cháy phồng lên để bảo vệ thanh thép, sau 2-6 giờ, thanh thép vẫn không bị biến dạng. Ảnh: Kova cung cấp
Một thí nghiệm của Kova khi sử dụng đèn khò phun lửa ở nhiệt độ 1.2000C vào bề mặt một thanh thép có phủ sơn chống cháy. Lớp sơn chống cháy phồng lên để bảo vệ thanh thép, sau 2-6 giờ, thanh thép vẫn không bị biến dạng. Ảnh: Kova cung cấp

Theo ông Duy, cách làm phổ biến của các nhà thầu hiện nay là sử dụng một lớp sơn chống cháy để bao bọc thép. Lớp sơn này sẽ phồng lên khi gặp một nhiệt độ cao nhất định, tạo một lớp không khí ngăn cách giữa thép và nhiệt độ bên ngoài. Ưu điểm của giải pháp này là giúp kết cấu thép giữ được hình dáng gốc khi gặp nhiệt độ cao. Ngoài vật liệu thép, sơn chống cháy có thể sử dụng được trên các vật liệu khác như bê tông, gỗ… cho các công trình nhà cửa, bệnh viện, trường học, siêu thị, nhà máy. Do đó, sơn chống cháy còn được sử dụng tại các bề mặt tầng hầm các công trình cao tầng. Thông thường, các tầng hầm này sẽ là nơi đậu xe, nếu xảy ra hỏa hoạn sẽ bốc cháy rất dữ dội, lượng nhiệt tỏa ra rất lớn, có thể làm hư hại tầng hầm và dẫn đến đổ sập tòa nhà.

Nếu sử dụng sơn chống cháy có chất lượng tốt để bảo vệ kết cấu thép dùng để xây dựng tầng hầm cũng như sơn phủ loại sơn này lên các bề mặt thì có thể kéo dài khả năng chịu đựng của tầng hầm trên hai giờ. Trong thời gian này, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy có đủ thời gian để dập tắt những đám cháy nhỏ. Tương tự, có thể dùng sơn chống cháy cho các cánh cửa hoặc xung quanh khu vực thoát hiểm của công trình cao tầng, chung cư.

Cơ chế hoạt động của các loại sơn chống cháy khá đặc biệt, chẳng hạn, sơn chống cháy Kova kết hợp giữa cơ chế chống cháy nano từ vỏ trấu và cơ chế chống cháy phồng làm cho quá trình chống cháy dài hơn và ngăn cản khói gây ngạt cho người, động vật. Theo ông Duy, nếu có bao phủ sơn chống cháy cho vật liệu thì tại nhiệt độ 1.5000C, chất xúc tác sẽ phản ứng tạo axit phosphoric; còn tại nhiệt độ gần 3.0000C thì sẽ phát ra các loại khí không bắt lửa, tạo ra lớp bọt dạng tổ ong, có tác dụng thu nhiệt cao. Tại nhiệt độ gần 5.0000C, borat kẽm và hydroxit nhôm kết hợp với nhau tạo thành một chất giống như gốm, ở một nhiệt độ cao hơn nữa thì quá trình carbon hóa sẽ tạo thành một lớp cách ly với bề mặt làm giảm nhiệt độ. Với các tính chất trên, sơn chống cháy dạng này có khả năng chịu được nhiệt độ 800-1.3000C, kéo dài sức chịu đựng của vật liệu thép thêm 4-6 giờ.

Cũng theo ông Duy, hiện tại sơn chống cháy chủ yếu được dùng cho các công trình lớn như chung cư, cao ốc văn phòng… mà ít được sử dụng trong những ngôi nhà phố riêng lẻ. Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng sơn chống cháy cho các cánh cửa gỗ của nhà riêng cũng mang lại hiệu quả rất tốt, bởi lẽ cánh cửa là nơi lửa thoát ra ngoài nhiều nhất nếu xảy ra hỏa hoạn.

Một loại sơn chống cháy có bán trên thị trường.
Một loại sơn chống cháy có bán trên thị trường.

[box type=”bio”] Một số cửa hàng bán sơn chống cháy

– Kova TPHCM: 18 lô A Trường Sơn, phường 15, quận 10, TPHCM.

– Công ty Nam Trường Hải: Lô I-221 chung cư KCN Tân Bình, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TPHCM.

– Siêu thị Sơn: 196/1/19-21 Cộng Hòa, phường 12, quận Tân Bình, TPHCM.[/box]

Thi công dễ dàng

Theo hướng dẫn từ Công ty TNHH Nam Trường Hải, doanh nghiệp đã nghiên cứu và sản xuất thành công sơn chống cháy thì loại sơn này chỉ được dùng thi công trên bề mặt vật liệu đã được vệ sinh sạch sẽ và khô ráo. Cần lưu ý, ngoại trừ thép đen, là không được sử dụng sơn chống cháy trên nền sơn chống gỉ hoặc các loại sơn khác mà phải sơn trực tiếp vào bề mặt vật liệu cần chống cháy. Nên thi công sơn chống cháy khi nhiệt độ không khí trên 100C và độ ẩm không khí dưới 80%, thi công trong khoảng thời gian 8-14 giờ hàng ngày.

Riêng với vật liệu thép dùng cho xây dựng, ông Duy cho biết, việc đầu tiên là cần cạo sạch lớp sơn cũ có trên bề mặt vật liệu, làm sạch để chúng không bị bám bụi, dầu mỡ. Riêng với thép đen, cần sơn một lớp chống gỉ lên trên, sau đó sơn phủ sơn chống cháy bằng súng phun sơn. Theo ông Duy, khi kết hợp chất chống gỉ và sơn chống cháy thì khách hàng cần sử dụng hai loại vật liệu có cùng thương hiệu để có sự thống nhất và gắn kết tốt. Đối với thép mạ màu thì không cần sử dụng sơn chống gỉ mà sử dụng trực tiếp sơn chống cháy lên bề mặt.

Sơn chống cháy cũng có thể sử dụng cho các cánh cửa tại các nhà phố. Ảnh: Mạnh Tùng
Sơn chống cháy cũng có thể sử dụng cho các cánh cửa tại các nhà phố. Ảnh: Mạnh Tùng
Sơn chống cháy được bao phủ cho vật liệu thép hoặc tầng hầm cho các công trình xây dựng. Ảnh: Mạnh Tùng
Sơn chống cháy được bao phủ cho vật liệu thép hoặc tầng hầm cho các công trình xây dựng. Ảnh: Mạnh Tùng

[box type=”download”] Chi phí khá cao

Các loại sơn chống cháy có giá khá cao so với các loại sơn thông thường, dao động trong khoảng 300.000-500.000 đồng/kg. Mỗi ki lô gam sơn này chỉ có thể dùng cho 1 m2 vật liệu, hoặc cũng có thể dùng với diện tích lớn hơn tùy theo độ dày của lớp sơn bao phủ mà chủ nhà muốn. Độ dày của sơn chống cháy càng lớn thì thời gian chống cháy càng cao. Có thể nói, chi phí cho các công trình có sử dụng sơn chống cháy bị đội lên khá lớn, nhưng xét về hiệu quả sử dụng lâu dài thì đây là điều nên làm.[/box]

Thông thường, thời gian để sơn chống cháy khô trên mặt thép là 6-8 giờ, nhưng để đạt được độ chống cháy tốt nhất thì cần duy trì thời gian 3-5 ngày.

Đối với tầng hầm, ông Duy cho biết trước hết cần thực hiện các thao tác để đảm bảo các bề mặt bê tông đã được chống thấm, sau đó phun sơn lót kháng kiềm trước khi phun sơn chống cháy. Khách hàng có thể sử dụng một lớp sơn màu ở ngoài cùng cho đẹp.

Còn tại nhà riêng, khi sơn chống cháy cho các cánh cửa gỗ thì cần phun lớp sơn này ở giữa hai lớp gỗ để đảm bảo tính thẩm mỹ vì màu sắc của sơn chống cháy không đẹp. Đối với cánh cửa bằng kim loại thì việc sử dụng sơn chống cháy tương tự như sử dụng cho thép.

Tùng Lê

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Chợ cá Bình Minh trong ánh bình minh

0
(SGTT) – Khi mặt trời dần ló dạng, cũng là lúc chợ cá Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam nhộn nhịp người...

Startup đo lường khí thải tìm kiếm cơ hội kinh doanh...

0
(SGTT) - Trong những năm tới, các cơ quan quản lý chứng khoán ở châu Á sẽ triển khai quy định bắt buộc công...

Nhiều dự án giao thông lớn sẽ được xây dựng tại...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông Vận tải sẽ phối hợp với địa phương trong giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ các dự...

Đầu bếp Phạm Thị Thiên Hương: Ở bếp bánh mỗi ngày...

0
(SGTT) - Năm 12 tuổi, chị Phạm Thị Thiên Hương đã tự tay làm ra chiếc bánh ngọt đầu tiên. Cứ thế, hành trình...

Bằng lăng nở tím phố phường Hà Nội

0
(SGTT) – Tháng 5 về, khắp các con phố ở Hà Nội lại được khoác lên mình sắc tím bằng lăng. Hoa giáng hương...

Hai cây cầu được người dân Nhà Bè mong ngóng sẽ...

0
(SGTT) - Cầu Phước Long và Rạch Đỉa đang triển khai thi công theo đúng tiến độ đề ra và dự kiến hoàn thành...

Kết nối