Thứ Ba, Tháng Ba 19, 2024

Hai ngành lao động và du lịch cùng tìm ‘lời giải’ nâng cao chất lượng nhân sự du lịch

Trong phần trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào chiều 10-8, hai vị bộ trưởng của ngành lao động và du lịch đã trả lời chất vấn về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực du lịch, một yếu tố quan trọng có liên quan đến mục tiêu phục hồi ngành công nghiệp không khói.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trả lời chất vấn trước Thường vụ Quốc hội chiều 10-8. Ảnh: Quốc hội

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, du lịch là ngành chịu nhiều thiệt hại do đại dịch Covid-19. Sau khi mở cửa lại du lịch, Việt Nam đang chọn du lịch nội địa làm bước đà phát triển. Việc thu hút khách quốc tế vẫn còn khó khăn. Do chính sách phòng, chống dịch bệnh ở các quốc gia khác nhau, nên việc đón khách nước ngoài còn gặp một số vướng mắc. Việt Nam về cơ bản đã sẵn sàng đón khách du lịch quốc tế, tuy nhiên vẫn cần khắc phục một số khó khăn mang tính tình thế.

Đối với khó khăn về nguồn nhân lực trong ngành du lịch, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, cơ quan này đã và đang tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo và giảng viên; đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế về đạo tào nhân lực; nâng cao kỹ năng nghề qua hoàn thiện và áp dụng các bộ tiêu chuẩn nghề thống nhất ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Bộ trưởng cũng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục cho kéo dài thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động trong lĩnh vực này để góp phần giúp các doanh nghiệp du lịch vượt qua những khó khăn do đại dịch.

Về phát triển nguồn nhân lực du lịch, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng, cần tập trung đánh giá tổng thể lại thực trạng nguồn nhân lực du lịch để có giải pháp căn cơ, còn trước mắt phải có giải pháp đào tạo nghề. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng đề án Phát triển khung trình độ quốc gia một số ngành, nghề trọng điểm lĩnh vực du lịch. Đồng thời phối hợp triển khai với các Bộ, ngành thẩm định và ban hành một số Bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia tương thích với tiêu chuẩn nghề ASEAN, danh mục các ngành đào tạo cấp IV lĩnh vực du lịch từ trình độ trung cấp đến sau đại học đã được bổ sung và cơ bản hoàn thiện.

Giải đáp thắc mắc của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, thời gian vừa qua, ngành lao động đã tập trung cùng ngành văn hóa, thể thao và du lịch để tạo sự chuyển biến liên quan đến lao động, việc làm trong ngành công nghiệp không khói này. Theo kết quả thống kê, đến nay có 19,8 triệu người làm trong lĩnh vực du lịch, tăng cao so với quí trước.

Sau một thời gian dài bị tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19, gần đây, thị trường lao động trong ngành du lịch đang tăng trưởng mạnh mẽ trở lại. Các chính sách mở cửa du lịch quốc tế, hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động đã tạo cơ sở cho ngành có sự phục hồi và tăng trưởng.

Đã có nhiều chính sách được triển khai nhằm phục hồi nguồn nhân lực, bao gồm các giải pháp giữ chân, thu hút người lao động quay trở lại, hỗ trợ đào tạo lực lượng lao động tại chỗ. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành danh mục đào tạo cấp độ 4, trình độ cao đẳng và trung cấp. Trên thực tế, trong thời gian qua, các học viên tham gia Hội thi tay nghề quốc tế của ASEAN đều đạt kết quả cao. Hiện nay, ngành lao động đang áp dung mô hình vừa học vừa làm, học văn hóa trong các cơ sở nghề, học nghề trong các cơ sở văn hóa.

Về giải pháp căn cơ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chỉ ra 7 nhóm giải pháp, cụ thể gồm: đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên môn, năng lực tự chủ và thích ứng dần kỹ năng mới; triển khai mạnh mẽ hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và khu vực, tiến tới công nhận Bộ tiêu chuẩn nghề ASEAN được Tổ chức thi cấp Chứng chỉ nghề quốc gia ASEAN hướng tới các hoạt động du lịch hướng dẫn bài bản, chuyên nghiệp, đủ năng lực cạnh tranh; có chính sách thu hút nhân lực và học, làm việc đi đôi với nâng cao năng lực hệ thống đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao chất lượng; quy hoạch liên kết đồng bộ giữa Trung ương, địa phương, các ngành gắn kết doanh nghiệp lữ hành với nhà trường; phát triển du lịch, đa dạng hóa các hình thức học tập, đào tạo, mở rộng địa bàn đào tạo; tuyên truyền, tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên…

Bên cạnh đó, theo ông, cần áp dụng một số chính sách ngắn hạn tập trung đào tạo nghề cho người lao động. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để xây dựng đề án phát triển lao động ngành du lịch vừa đào tạo dài hạn vừa trước mắt; vừa học văn hóa vừa học nghề.

Về ý kiến một số đại biểu cho rằng vẫn còn tình trạng chậm trễ trong việc bảo tồn, chống xuống cấp di tích, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết nội dung này đã được quy định rõ trong Luật Di sản văn hóa, Nghị đinh 166/2018/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, nguồn lực đầu tư cho tu bổ, giữ gìn di sản văn hóa còn hạn chế. Những năm qua, ngân sách Nhà nước hàng năm đều cấp cho mục tiêu bảo tồn, chống xuống cấp di tích nhưng còn thấp so với nhu cầu thực tế; còn nhiều di tích quốc gia bị hư hỏng qua thời gian, nhưng chưa được cấp kinh phí tu bổ. Việc triển khai lồng ghép các chương trình ở một số địa bàn tỉnh, thành phố còn thiếu tính đồng bộ, còn tâm lý trông chờ ỷ lại nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương.

Trong thời gian tới, Bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò của di sản văn hóa đối với sự phát triển bền vững đất nước…

Vân Ly
Theo KTSG Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Du lịch toàn cầu có thể phục hồi hoàn toàn vào...

0
Theo dự đoán của Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism), du lịch toàn cầu có thể sẽ phục hồi hoàn toàn...

Việc làm thời vụ đắt hàng dịp cận Tết, có nơi...

0
(SGTT) - Thời điểm cận Tết, nhiều doanh nghiệp tăng cường sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp lễ...

Xoay xở duy trì thưởng Tết để giữ chân người lao...

0
(SGTT) - Năm nay, doanh nghiệp ở TPHCM vẫn gặp khó khăn về đơn hàng, phải thu hẹp sản xuất kinh doanh. Vì vậy,...

Bổ sung 15.500 tỉ đồng cho vay để hỗ trợ tạo...

0
(SGTT) - Chính phủ vừa đồng ý bổ sung 15.500 tỉ đồng cho vay để hỗ trợ tạo việc làm. Số tiền này dựa...

‘Lỗ hổng’ chất lượng nhân lực ngành du lịch ngày càng...

0
(SGTT) - Không chỉ thiếu về số lượng, nhân lực ngành du lịch còn bị đánh giá yếu về chuyên môn. Cùng với tác...

Ngành du lịch thủ đô thu về 69.300 tỉ đồng trong...

0
Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong 9 tháng của năm 2023, tổng khách du lịch đến thành phố ước đạt 18,9 triệu lượt...

Kết nối