Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024

Ghé thăm Châu Phong, làng Chăm yên bình bên dòng sông Hậu

(SGTT) – An Giang là nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc Chăm, hiện có khoảng 30.000 người Chăm sinh sống tại các xã đầu nguồn ven sông Hậu thuộc các huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Châu Phú.

Trong đó, làng Chăm Châu Phong nằm ở xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang là vùng đất nổi tiếng nhất của cộng đồng Hồi giáo. Nếu đi từ hướng TP Châu Đốc qua phà Thuận Giang là tới ngay làng Chăm độc đáo của miền Tây.

Làng Chăm Châu Phong có tổng cộng bảy làng Chăm với toàn bộ cư dân theo đạo Hồi nằm dọc theo bờ sông Châu Giang, chủ yếu làm nghề đánh bắt thủy sản và dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc.

Thánh đường Hồi giáo Mubarak nổi tiếng nhất vùng. Ảnh: Trần Hoàng Vân Hùng

Những thánh đường Hồi giáo là nét chấm phá đặc sắc trong cả vùng với kiến trúc lộng lẫy pha giữa hai màu xanh và trắng với kiểu mái vòm, tháp tròn ở các góc, chạm trổ biểu tượng mặt trời và vầng trăng khuyết rất giống các thánh đường tại các nước Hồi giáo Trung Đông, nổi bật giữa miền quê sông nước.

Các tiểu thánh đường nằm rải rác trong khu dân cư. Ảnh: Trần Hoàng Vân Hùng

Người dân Châu Phong xây dựng những ngôi nhà sàn bằng gỗ hướng về phía Nam, có cầu thang để di chuyển lên xuống. Nhà được chia thành hai loại là nhà nhỏ bốn gian và nhà lớn năm gian. Cửa cái ra vào hơi thấp so đầu người để khi người lạ vào nhà phải cúi thấp để chào chủ nhà.

Ngôi nhà đặc trưng của đồng bào Chăm. Ảnh: Trần Hoàng Vân Hùng
Ảnh: Trần Hoàng Vân Hùng

Du khách đến tham quan làng Chăm sẽ được xem các cô gái dệt vải bằng khung cửi thủ công, mang về những bộ trang phục truyền thống cùng với chiếc khăn choàng matera đặc trưng của đồng bào dân tộc.

Ngoài ra du khách còn được tham gia sinh hoạt tại chợ quê để thưởng thức ẩm thực địa phương như tung lò mò, cà ri cay rất hấp dẫn.

Thánh đường Hồi giáo lộng lẫy trong ánh nắng chiều. Ảnh: Trần Hoàng Vân Hùng

Thánh đường là nơi tôn nghiêm, do đó du khách cần tuân thủ mọi quy định khi vào Thánh đường. Khi muốn vào bất cứ ngôi nhà nào, khách tham quan đều phải xin phép gia chủ.

Người Chăm ở An Giang theo đạo Hồi không ăn thịt heo, nam giới không uống rượu. Ngoài ra, du khách không được bắt chuyện và chụp ảnh phụ nữ khi chưa được phép.

Ảnh: Trần Hoàng Vân Hùng

Làng Chăm Châu Phong là một điểm đến thú vị không thể bỏ qua khi thăm thú cảnh sắc An Giang. Nằm yên ả bên bờ sông Hậu đầy ắp phù sa, nét bình yên pha chút tôn nghiêm nơi đây sẽ cho du khách thêm thư thái trong chuyến đi về vùng Bảy Núi.

Trần Hoàng Vân Hùng

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Về An Giang leo Anh Vũ Sơn ngắm hoàng hôn

0
(SGTT) - Tọa lạc tại phường Thới Sơn, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang, núi Két (còn gọi là Anh Vũ Sơn), là...

Phát triển du lịch địa phương cần dựa vào ‘sắc màu...

0
(SGTT) – Ngoài yếu tố tâm linh, đa số các địa phương vùng Tây Nam Bộ, do có nét tương đồng về cảnh quan...

An Giang ra mắt Cổng thông tin du lịch thông minh

0
(SGTT) – Ngành du lịch tỉnh An Giang vừa cho ra mắt Cổng thông tin du lịch thông minh và ứng dụng di động...

An Giang mùa sương giăng

0
(SGTT) – Những ngày tháng Ba, các tuyến đường, đồng lúa... tại “vùng biên” An Giang được phủ bởi làn sương mờ ảo vào...

Rủ nhau chụp ảnh cùng ‘anh đào miền Tây’

0
(SGTT) – Từ đầu tháng 3, cây ô môi bắt đầu trổ bông trên các tuyến đường, cánh đồng ở An Giang, Đồng Tháp......

Ngôi chùa trên ‘ngọn núi’ cao 10 mét ở An Giang

0
(SGTT) – Phù Sơn tự, hay còn gọi là chùa Núi Nổi, tọa lạc tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, là điểm...

Kết nối