Thứ bảy, Tháng mười một 9, 2024

Du lịch quốc tế bùng nổ, hàng không Mỹ đạt lợi nhuận lớn

Các hãng hàng không lớn của Mỹ đạt doanh thu và lợi nhuận kỷ lục trong quí 2-2023 nhờ đà hồi phục mạnh của du lịch châu Á – Thái Bình Dương. Trừ trường hợp ngoại lệ là Trung Quốc, các tuyến bay đến châu Á có thể tiếp tục là chìa khóa để duy trì động lực đó trong mùa thu này.
Máy bay của hai hãng Delta Airlines và American Airlines tại sân bay quốc gia Reagan ở bang Virginia. Các hãng bay lớn của Mỹ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận kỷ lục trong quí 2-2023 khi nhu cầu du lịch nước ngoài tăng mạnh. Ảnh: Reuters

Cụ thể, Delta Air Lines đã ghi nhận tổng doanh thu kỷ lục 15,6 tỉ đô la Mỹ trong quí 2-2023 và lợi nhuận kỷ lục 1,8 tỉ đô la, tăng 250% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu của United Airlines tăng 17% và lợi nhuận đạt 1,1 tỉ đô la, tăng hơn gấp đôi. Với doanh thu 14,1 tỉ đô la, American Airlines có lợi nhuận 1,3 tỉ đô la, tăng 280%.

Cả ba hãng bay đều tăng triển vọng thu nhập trên mỗi cổ phiếu trong năm. Giá cổ phiếu Delta tăng đáng kế từ đầu năm nay. Tuy vậy, sáng 21-7 giá cổ phiếu Delta không thay đổi kể từ khi công bố kết quả kinh doanh cuối tuần trước. Trong khi đó, giá cổ phiếu United tăng 2% nhưng giá cổ phiếu của American đã giảm 6% sau khi cả hai này công bố báo cáo kinh doanh ngày hôm trước.

Đường bay quốc tế “bùng nổ” trong kỳ nghỉ hè và thu…

Du lịch nội địa ở Mỹ tăng mạnh, nhưng các tuyến bay nước ngoài trong kỳ nghỉ hè bận rộn năm nay đã góp phần thúc đẩy doanh số các hãng Mỹ tăng ấn tượng. “Cái mà chúng ta gọi là ‘du lịch trả thù’ đã qua. Mọi người đang sẵn sàng chi bất chấp thực tế là giá vé máy bay tăng, tình hình kinh tế không tươi sáng lắm. Trong bối cảnh phần lớn đang cắt bớt chi tiêu thì mức doanh thu tăng mạnh là rất ấn tượng”, nhà phân tích hàng không Henry Harteveldt cho biết.

Phần lớn doanh thu quốc tế đến từ du lịch xuyên Đại Tây Dương đang đà tăng khi người Mỹ đổ xô đến châu Âu để nghỉ hè. Nhưng khi mùa hè cao điểm qua đi, có thể châu Á – Thái Bình Dương sẽ thúc đẩy tăng trưởng cho các hãng hàng không Mỹ khi du lịch Nhật Bản và các nước Đông Nam Á tiếp tục phục hồi sau Covid. Nhờ vậy mà khu vực châu Á – Thái Bình Dương có mức tăng trưởng hàng năm mạnh nhất từ trước đến nay đối với ba hãng hàng không lớn của Mỹ phục vụ các điểm đến quốc tế.

Doanh thu của Delta ở khu vực Thái Bình Dương đặt 532 triệu đô la, tăng 175% và năng lực tăng 113% so với cùng thời điểm năm ngoái. Số dặm bay của hành khách Mỹ ở khu vực này tăng gần ba lần. Doanh thu vùng Thái Bình Dương của United đã tăng 161% lên 1,1 tỉ đô la. So với các hãng bay đồng hương, United hưởng lợi nhiều nhất từ sự phục hồi này. Giám đốc thương mại Andrew Nocella nói United là ‘hãng bay lạc quan nhất ở châu Á’. “Châu Á đang bùng nổ, và chúng tôi thực sự hài lòng với tình hình hiện nay và nương nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ ở khu vực này”, Nocella nói.

Tuần này, United đã công bố các tuyến mới và mở rộng từ Mỹ đến châu Á bắt đầu từ tháng 10 tới. United là hãng đầu tiên của Mỹ có chuyến bay thẳng đến Philippines với tuyến San Francisco – Manila. Hãng cũng đã công bố một chuyến bay mới từ Los Angeles đến Hồng Kông, tăng các chuyến bay từ San Francisco đến Đài Bắc và khôi phục chuyến bay từ Los Angeles đến sân bay Haneda của Tokyo.

… nhưng đường bay đến Trung Quốc vắng khách

Bất chấp sự tăng trưởng mạnh mẽ của Thái Bình Dương, Trung Quốc vẫn còn trường hợp ngoại lệ dù đã mở cửa bầu trời từ cuối năm ngoái. Thị trường hàng không nội địa của Trung Quốc tăng hơn 20% so với năm 2019, nhưng số chuyến bay quốc tế của Trung Quốc lại giảm hơn 60%.

Các chuyến bay thương mại nối Trung Quốc và Mỹ cũng sụt giảm mạnh. Lượng du khách và doanh nhân đều sụt giảm do những căng thẳng địa chính trị giữa Washington và Bắc Kinh. Hành lang bay nhộn nhịp một thời giảm xuống chỉ còn vài chục chuyến bay mỗi tuần, trong khi thời điểm năm 2019 là hơn 300 chuyến mỗi tuần.

Hồi tháng 6, Daniel Kritenbrink, trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, nói rằng Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý xem xét việc tăng cường các chuyến bay thương mại giữa hai nước. “Tôi đã phát hiện ra rằng bay đến Trung Quốc rất khó và hiện giá vé khá đắt đỏ,” ông Kritenbrink phát biểu tại một hội nghị ở Washington.

Cho dù có sự phục hồi đáng kể trong việc đi lại giữa Mỹ và Trung Quốc hay không, thì những bước tiến lớn ở châu Á-Thái Bình Dương cho thấy vẫn còn cơ hội lớn để mở rộng sang khu vực này. “Các hãng hàng không đang tìm cách phát triển ở châu Á mà không phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc bởi đây không còn là động cơ tăng trưởng như trước”, nhà phân tích Harteveldt cho biết.

Ricky Hồ

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đề xuất đầu tư đường băng số 2 và san nền...

0
(SGTT) -  Đường băng số 2 có giá trị đầu tư hơn 3.455 tỉ đồng do ACV làm chủ đầu tư, sử dụng vốn...

Giá vé máy bay trong nước giảm mạnh

0
(SGTT) - Sau thời gian cao điểm mùa Hè, giá vé máy bay trong nước đã có sự điều chỉnh giảm nhẹ, dao động...

ACV muốn sớm xây dựng đường băng số 2 của sân...

0
(SGTT) - Theo chủ đầu tư ACV, với công suất 25 triệu khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm, việc có hai đường băng...

Thiếu máy bay mới làm chậm lộ trình Net-Zero của ngành...

0
(SGTT) - Các vấn đề dai dẳng gồm thiếu máy bay, gián đoạn chuỗi cung ứng, áp lực khử carbon sẽ là tâm điểm...

Liên ngành hàng không – du lịch cần ‘phối hợp ăn...

0
(SGTT) - Hai ngành du lịch, hàng không vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển, nhưng muốn phát triển hiệu quả thì...

Du lịch toàn cầu có thể phục hồi hoàn toàn vào...

0
Theo dự đoán của Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism), du lịch toàn cầu có thể sẽ phục hồi hoàn toàn...

Kết nối