Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Đến Huế xem triển lãm ảnh lịch sử Việt Nam của NAG người Đức

(SGTT) – Triển lãm ảnh của nhiếp ảnh gia (NAG) người Đức Thomas Billhardt (sinh năm 1937) mang tên “Tái ngộ Việt Nam” khai mạc tối 19-5 và kéo dài đến 26-5 tại Điểm gặp liên văn hóa, 94-96-98 Bạch Đằng, thành phố Huế.
GS. TS. Thái Kim Lan (áo dài vàng) – người thành lập Điểm gặp liên văn hoá tại Huế phát biểu trong buổi khai mạc triển lãm “Tái ngộ Việt Nam”. Ảnh: Hiếu Trương

Được phối hợp tổ chức bởi Viện Goethe (Đức), triển lãm trưng bày hơn 50 bức ảnh màu, đen trắng chụp bằng máy phim. Đây là một cơ hội quý báu để công chúng được ngắm nhìn các tác phẩm của Thomas Billhardt tại Việt Nam trong những năm 1962 – 1999, bao gồm cả những bức ảnh về Việt Nam chưa từng được triển lãm ở Việt Nam trước đây.

Con trai của NAG Thomas Billhardt chia sẻ về ảnh của cha mình tại triễn lãm. Ảnh: Hiếu Trương

Thomas Billhardt (sinh năm 1937 tại Chemnitz) là một trong những nhiếp ảnh gia tài năng của Đức. Ông là một phóng viên ảnh tự do và được biết đến qua các ấn phẩm trên nhiều tạp chí và triển lãm được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Những bức ảnh của ông đã góp phẩn quan trọng trong việc cho thế giới thấy rõ sự khủng khiếp của Chiến tranh Việt Nam, đặc biệt thông qua khuôn mặt của những đứa trẻ mà ông chụp ảnh.

Buổi triển lãm thu hút nhiều đối tượng khách, từ người nước ngoài…Ảnh: Hiếu Trương

Thomas Billhardt đến Hà Nội lần đầu tiên vào năm 1967. Trong những năm tháng khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ tại Việt Nam, bom đạn rải khắp chiến trường từ Bắc vào Nam. Thomas Billhardt đã thực hiện 7 chuyến tới Việt Nam và nhiều lần sau đó. Những bức ảnh chụp trong giai đoạn này đã được xuất bản trên nhiều tạp chí ảnh như: “Những phi công mặc pyjama” (1968), “Khao khát hòa bình: Việt Nam” (1973), “Hà Nội – Những ngày trước hòa bình” (1973) và “Những gương mặt Việt Nam” (1978).

…đến người yêu nghệ thuật trong nước. Ảnh: Hiếu Trương

Năm 1999, Thomas Billhardt trở lại Hà Nội cùng với các nhà làm phim tài liệu Dietmar Ratsch và Arek Gielnik để quay bộ phim tài liệu Ice Lemonade for Hong Li. Với mục đích này, Thomas Billhardt đã được phép dựng một bức tường ảnh làm bối cảnh quay phim tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Những bức ảnh đã trở thành điểm thu hút người già và trẻ nhỏ – cũng như triển lãm sau đó của ông là “Hà Nội 1967-1975” đã được Nhà xuất bản Nhã Nam xuất bản thành sách năm 2020.

Khách xem triễn lãm chụp ảnh kỷ niệm với các tác phẩm. Ảnh: Hiếu Trương

Hiếu Trương

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

‘Chìm đắm’ vào 4 không gian nghệ thuật ở TPHCM dịp...

0
(SGTT) – Những ngày cuối năm Quý Mão, du khách và người dân tại TPHCM có thể dành thời gian tham quan các triển...

Triển lãm ảnh ‘Hội An – Nơi đàn chim trở về’

0
(SGTT) - Chiều tối ngày 15-9, tại cánh đồng Organic nhà hàng Chicchillax Hội An, Quảng Nam, nhiếp ảnh gia (NAG) Võ Rin -...

Nước Mỹ qua góc nhìn của cậu học sinh 16 tuổi

0
(SGTT) - Triển lãm ảnh mang tên Tones of America - Những sắc độ của Hoa Kỳ, của tác giả Bill Nguyễn, sinh năm...

TP Huế: Trao giải cuộc thi ‘Rú Chá – Cồn Tè,...

0
(SGTT) - Sáng 8-11, UBND thành phố Huế đã tổ chức Lễ trao giải và khai mạc triển lãm Cuộc thi ảnh nghệ thuật,...

Triển lãm ảnh ‘Kiến trúc – Không ảnh và Chân dung’

0
(SGTT) - Vừa qua, tại khoa Kiến trúc – Mỹ thuật trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) đã diễn...

Gợi nhớ hình ảnh gánh hàng rong và đường phố Hà...

0
(SGTT) – Nhằm gợi lại ký ức về hình ảnh những đôi quang gánh trong cuộc sống thường nhật của Hà Nội trước năm...

Kết nối