Thứ Sáu, Tháng Năm 3, 2024

Đau nhức xương khớp mùa Tết: xử trí ra sao?

(SGTT) – Cường độ làm việc cao, tất bật dọn dẹp nhà cửa cộng thêm thời tiết thay đổi thất thường vào dịp Tết đã khiến nhiều người đối mặt với tình trạng đau nhức xương khớp như mỏi cổ vai gáy, đau lưng, đau thắt lưng… Những cơn đau khớp ập đến cũng khiến nhiều người không thể tận hưởng trọn vẹn niềm vui khi Tết đến xuân về. 

Tại sao xương khớp dễ đau vào mùa Tết?

Theo bác sĩ Trịnh Quang Anh, Giám đốc Trung tâm phục hồi chức năng thuộc Bệnh viện quốc tế Phương Châu, thời điểm cận Tết, nhiều người phải giải quyết khối lượng công việc cao gấp 2-3 lần so với ngày thường. Làm việc căng thẳng với cường độ cao khiến khớp chịu tải trọng lớn như khớp gối, khớp vai, cột sống thắt lưng…; từ đó làm tăng áp lực dẫn dễ đau mỏi, căng cứng.

Những công việc dọn dẹp và sửa sang nhà cửa tưởng chừng đơn giản nhưng nếu thực hiện dồn dập trong thời gian ngắn và sai cách có thể làm tổn thương xương khớp.

Các công việc như ngồi nhiều giờ để lau dọn đồ đạc, gói bánh; khom lưng để khiêng chậu cảnh, bày trí đồ đạc; leo trèo, vươn tay để lau chùi đồ vật ở trên cao; quỳ gối để lau sàn nhà… cũng có thể gây áp lực và căng thẳng quá mức lên các khớp, kích thích cơn đau khớp bùng phát hoặc tiến triển nặng ở những người có bệnh nền liên quan đến viêm khớp, vị bác sĩ này cho biết thêm.

Bác sĩ Trịnh Quang Anh, Giám đốc Trung tâm phục hồi chức năng thuộc Bệnh viện quốc tế Phương Châu, tư vấn cho bệnh nhân đau xương khớp. Ảnh: Minh Thảo

Ngoài ra, thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt là mưa lạnh liên tục ở miền Bắc, miền Trung cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ đau khớp. Bác sĩ Anh lý giải: “Khi nhiệt độ xuống thấp, áp suất không khí giảm, các mạch máu quanh khớp có xu hướng co lại, khiến lưu lượng máu đến khớp suy giảm. Cùng với đó, hệ thống gân, cơ và các mô xung quanh khớp cũng giãn ra, làm tăng mức độ đau và sưng khớp”.

Đáng nói hơn, “có hơn một nửa số bệnh nhân viêm khớp phải đối mặt với những cơn đau nhức khớp dai dẳng mỗi khi thời tiết biến đổi giao mùa như trong dịp lễ Tết”, vị bác sĩ nói và phân tích, trong một cuộc khảo sát trên 200 người bị viêm xương khớp ở đầu gối, kết quả đã phát hiện ra khi nhiệt độ giảm khoảng 10 độ C, kèm theo áp suất khí quyển thấp đã làm tăng các cơn đau khớp.

Như vậy, thời tiết chuyển lạnh khiến cơ bắp của cơ thể bị mất nhiều nhiệt hơn và co lại. Điều này gây ra căng cứng khắp cơ thể. Các khớp trở nên chặt hơn, kết hợp cơ bắp co lại đã làm giảm biên độ chuyển động. Đây có thể là một lý do khiến mọi người cảm thấy đau hơn.

Phòng ngừa, xử trí khi đau nhức xương khớp

Cơn đau khớp bất ngờ kéo đến hoặc tiến triển nặng hơn có thể khiến nhiều người bị gián đoạn kế hoạch vui chơi ngày Tết. Vì vậy, để giảm nguy cơ đau nhức khớp, bác sĩ Anh khuyến cáo người dân cần tạo tư thế đúng khi làm việc. Bởi tư thế làm việc đúng cách giúp giảm lực tải lên các khớp, nhất là cột sống, đầu gối, khớp vai…

Cụ thể, trong quá trình làm việc, mọi người nên hạn chế các tư thế gây khó chịu cho khớp như ngồi xổm, ngồi khoanh chân, cúi khom lưng, quỳ gối, vươn người lên cao, đứng một chỗ quá lâu, mang vác vật nặng và đi lại cầu thang nhiều lần.

Trường hợp nâng vật nặng, người dân nên giữ thẳng lưng, chùn đầu gối xuống để phân phối sức nặng lên hai đùi. Cùng với đó đưa đồ vật lại càng gần cơ thể càng tốt và từ từ nâng lên cao. Trong khi di chuyển đồ đạc, người dân cũng nên thay đổi hướng di chuyển bằng bàn chân và mắt nhìn về phía trước, không nên xoay người đột người hoặc đi lùi, chuyên gia xương khớp này khuyến cáo.

Chườm nóng được xem là giải pháp phản ứng nhanh, dễ dàng áp dụng tại nhà để xoa dịu cảm giác đau nhức do thoái hóa khớp, viêm khớp, gout hoặc chấn thương gây ra. Ảnh minh hoạ: Shutterstock

Đối với những trường hợp bị đau nhức xương khớp, bác sĩ Anh cho biết người dân có thể sử dụng phương pháp xoa bóp tại nhà. Theo đó, người bệnh có thể dùng dầu gừng hoặc dầu khuynh diệp, các loại rượu thuốc để xoa bóp trực tiếp các vùng xương khớp bị đau nhức. Điều này giúp làm nóng khớp và tăng cường lưu thông khí huyết.

Người bệnh cũng có thể sử dụng phương pháp chườm nóng. Chườm nóng khoảng 20 phút giúp làm giảm các cơn đau xương khớp hoặc có thể tắm nước ấm nóng từ 15-20 phút với nhiệt độ vừa phải, tránh tắm muộn và tắm quá lâu. “Lưu ý khi chườm nóng, người bệnh chỉ được sử dụng nhiệt độ ‘ấm’ thay vì nhiệt độ quá nóng. Bởi nhiệt quá nóng có thể làm bỏng da”, vị bác sĩ này chia sẻ thêm.

Song song với những phương pháp trên, mọi người cũng cần ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý; đặc biệt là giữ ấm cơ thể. Những người có vấn đề liên quan đến xương khớp cần chủ động giữ ấm cho cơ thể như mặc quần áo ấm, che kín cơ thể và hạn chế tiếp xúc với khí lạnh.

Về chế độ ăn uống, bác sĩ Anh khuyến cáo người dân nên chế biến các món ăn từ nhóm thực phẩm tốt cho khớp như cá ngừ, cá hồi, tôm, thịt bò, rau cải xanh, súp lơ… Bên cạnh đó, dù công việc chồng chất, mọi người vẫn nên dành thời gian cho việc tập luyện thể dục, thể thao để duy trì tính linh hoạt và thúc đẩy sự ổn định của khớp.

Minh Thảo

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Chỉ ăn đạm có giúp giảm cân nhanh sau Tết?

0
(SGTT) - Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phương pháp giảm cân chỉ ăn chất đạm như ức gà, thịt bò nạc… có thể...

Số lượt khách đến TPHCM dịp Tết tăng so với năm...

0
(SGTT) - Trong 15 ngày Tết Nguyên đán 2024, có khoảng 3,6 triệu lượt khách đến TPHCM, tăng 5% so với cùng kỳ năm...

Da khô ráp, nổi mụn ồ ạt: Bác sĩ chỉ cách...

0
(SGTT) - Kỳ nghỉ Tết vừa qua, một số chị em phụ nữ có thói quen trang điểm kỹ càng để trông diện mạo...

Nỗi niềm và hy vọng từ sân khấu kịch mùa Tết

0
(KTSG Online) - Nếu diễn viên được xem là linh hồn của các vở diễn thì khán giả chính là người nuôi dưỡng nên...

Năm rồng nói chuyện rắn bay

0
(SGTT) - Những tiếng rào rào kéo dài từ dưới mái tranh lan nhanh về phía những ngọn cây ở cuối góc vườn. Trời...

Mùng 5 Tết, người dân trở lại TPHCM, cửa ngõ miền...

0
(SGTT) - Trong ngày nghỉ cuối của Tết Nguyên đán, nhiều người dân các tỉnh miền Tây Nam bộ trở lại TPHCM làm việc. Trên...

Kết nối