Thứ Ba, Tháng Ba 19, 2024

Dấu hiệu nguy hiểm sau tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người có bệnh cao huyết áp

(SGTT) – Bệnh nhân tăng huyết áp, cũng như mắc các bệnh tim mạch mạn tính khác có nguy cơ mắc bệnh nặng, thậm chí tử vong cao hơn nếu không may bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Đây là nhóm đối tượng cần được tiêm chủng để hạn chế những di chứng nặng khi mắc Covid-19.

Đối với việc tiêm vắc-xin cho người đang dùng thuốc để hạ huyết áp, Quỹ Tim mạch của Đức (Deutsche Herzstiftung) cho biết nguy cơ tử vong do mắc Covid-19 ở người có bệnh mãn tính cao hơn so với nhóm người trẻ tuổi hoặc những người không mắc bệnh mãn tính.

Vì vậy, bệnh nhân tăng huyết áp cần được tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Điều quan trọng là phải kiểm soát tốt tình trạng huyết áp.

Trong bất kỳ trường hợp nào, người bệnh không được tự ý ngừng uống thuốc huyết áp trước khi tiêm ngừa.

Đến nay vẫn không có tuyên bố nào rõ ràng về những nguy hiểm khi tiêm vắc-xin cho người bị tăng huyết áp. Tổ chức Tim mạch của Đức khuyến cáo những người mắc các bệnh tim mạch, bao gồm cả tăng huyết áp nên tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Vì đây là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn nếu không may bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Bệnh nhân cần phải cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro.

Trong nghiên cứu phê duyệt vắc-xin phòng Covid-19 của hãng BioNTech/Pfizer, những người bị tăng huyết áp cũng được kể đến và hiệu quả dành cho nhóm đối tượng này là khoảng 95%, đáng chú ý khi không có tác dụng phụ nghiêm trọng.

Bệnh nhân tăng huyết áp, cũng như mắc các bệnh tim mạch mạn tính khác có nguy cơ mắc bệnh nặng, thậm chí tử vong cao hơn nếu bị mắc Covid-19. Ảnh: iStock

Về vấn đề theo dõi sức khỏe cho bệnh nhân bị tăng huyết áp, ThS. BS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu và chống độc, Bệnh viện Đa khoa Kiến An, cho biết người bị tăng huyết áp nên thực hiện đo huyết áp ít nhất 1 lần/ngày, vào một khung giờ cố định càng tốt. Trường hợp huyết áp dao động nhiều, phải đo huyết áp 3 lần/ngày là sáng, trưa, tối và phải luôn ghi lại các con số như huyết áp, mạch.

Bệnh nhân có mức huyết áp bình thường sẽ từ 90/60 mmHg đến 140/90 mmHg và mạch (nhịp tim) từ 60 đến 100 lần/phút. Trường hợp chỉ số đo không nằm trong các giới hạn này, cần phải liên lạc kịp thời với nhân viên y tế. Trước khi tiêm vắc-xin 2-3 ngày, bệnh nhân cần đo lại huyết áp, đặc biệt phải điều chỉnh về giới hạn bình thường để việc tiêm ngừa diễn ra thuận lợi và an toàn nhất.

BS Tiến Dũng lưu ý khi đi tiêm ngừa, bệnh nhân cần có người nhà đi theo, có thể mang theo thuốc dưới hướng dẫn của bác sỹ để sử dụng nếu cần. Việc này sẽ giúp cho bệnh nhân có tâm lý tự tin và thoải mái. Khi tiêm ngừa, người bệnh phải ở lại điểm tiêm ít nhất 1 tiếng và tiếp tục theo dõi tại nhà đến 2 tuần sau tiêm chủng.

Các triệu chứng như sốt, mệt, đau đầu, đau cơ, sưng đau tại chỗ, tê tay, cảm giác nhói ngực… đều là phản ứng thường gặp sau tiêm chủng. Tuy nhiên cũng như các đối tượng khác, nổi ban đỏ từng điểm, từng đám và lan rộng, phù mí mắt, khó thở, thở rít hoặc đau quặn bụng, đi đại tiện phân lỏng nhiều lần… là những dấu hiệu nguy hiểm sau tiêm ngừa. Đặc biệt, với những trường hợp rối loạn ý thức, huyết áp tăng (trên 140/90mmHg) hoặc tụt (dưới 90/60 mmHg), người thân của bệnh nhân phải liên tục theo dõi và liên lạc với cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời.

Minh Thảo ghi

Sài Gòn Tiếp Thị thông qua chuyên mục “Thắc mắc mùa dịch” sẽ là cầu nối để bác sĩ, chuyên gia y tế giải đáp các thắc mắc từ bạn đọc một cách nhanh chóng và chính xác. Bạn đọc có câu hỏi cần giải đáp hãy bình luận (comment) ngay dưới các bài viết thuộc chuyên mục này hoặc gửi mail về cho chúng tôi qua email admin@sgtiepthi.vn, hoặc gửi câu hỏi qua fanpage của báo.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Lượng hàng tồn trên thế giới tăng gần 30% so với...

0
(SGTT) - Lượng hàng tồn trên toàn cầu đạt 2.200 tỉ đô la vào tháng 3-2023, mức cao nhất trong 10 năm. Đến tháng...

Chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

0
Trong phiên họp thứ 20 diễn ra chiều 3-6, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất chuyển bệnh Covid-19 từ...

Các loại vaccine phòng Covid-19 “made in Vietnam” giờ ra sao?

0
(SGTT) - Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, các công ty trong nước tham gia quá trình nghiên cứu và phát...

Đà Nẵng: Chợ Hàn hút du khách trở lại sau hai...

0
Chợ Hàn – ngôi chợ truyền thống tại Đà Nẵng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến – bắt đầu thu...

Khi nào đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc?

0
Hôm 5-5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với đại...

Đại dịch Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y...

0
Tối ngày 5-5 (giờ Việt Nam), Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus chính thức tuyên bố đại...

Kết nối