Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Đầu bếp trẻ Singapore với sứ mệnh vực dậy văn hóa ẩm thực đường phố

(SGTT) – Một thế hệ đầu bếp trẻ ở Singapore đang nỗ lực theo đuổi ẩm thực đường phố đề gìn giữ bản sắc văn hóa độc đáo của quốc gia này.

Singapore có rất nhiều trung tâm ẩm thực ngoài trời phục vụ đa dạng các loại hình ẩm thực, chịu ảnh hưởng của ẩm thực Trung Quốc, Ấn Độ và Hồi giáo. “Văn hóa Hawker” (truyền thống bán hàng rong) là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của nhiều người tại đảo quốc này.

Tháng 12 năm ngoái, Liên hợp quốc đã công nhận văn hóa Hawker là di sản văn hóa phi vật thể, mô tả các trung tâm ẩm thực là “phòng ăn cộng đồng” tập hợp mọi người từ nhiều nguồn gốc khác nhau.

Tuy nhiên, nhiều đầu bếp gắn bó với ẩm thực đường phố đã đến tuổi nghỉ hưu, tuổi trung bình của họ là 59. Còn những người trẻ tuổi Singapore lại không yêu thích công việc này. Do đó, hàng rong và những món ăn ngon của Singapore có thể bị mai một.

Một người bán hàng rong đang đưa một tô mì mee soto cho khách hàng tại một trung tâm bán đồ ăn bán rong ở Singapore. Ảnh: Roslan Rahman / AFP

Thế hệ đầu bếp trẻ gìn giữ văn hóa hàng rong

Do dịch Covid-19, anh Lim Wei Keat đã mất cơ hội làm việc tại một nhà hàng gắn sao Michelin ở New York (Mỹ), nên đã quay trở về quê nhà và trở thành một đầu bếp ẩm thực đường phố Singapore chuyên chế biến các món ăn đặc sản của địa phương. Chàng trai 25 tuổi này cùng với những thanh niên làm nghề bán thức ăn đường phố là đại diện cho thế hệ đầu bếp mới đang nỗ lực gìn giữ truyền thống ẩm thực của thành phố.

Anh Lim đã không hối hận vì quyết định trở thành một người bán hàng rong tập sự của mình. Anh chia sẻ: “Các món ăn địa phương sẽ biến mất nếu những người trẻ tuổi không tiếp quản các quầy hàng hoặc học nấu những món ăn này”.

Anh đã học nghề thông qua các sáng kiến của chính phủ nhằm bảo vệ văn hóa ẩm thực đường phố. Những người bán hàng rong thường tập trung vào một hoặc hai món chính, chẳng hạn mì gạo xào, bánh củ cải hoặc bánh mì cà ri. Anh Lim đã chọn cơm gà Hải Nam và nấu nó theo hương vị truyền thống.

“Tôi yêu cơm gà, vậy tại sao không bắt đầu với món mà tôi yêu thích và đam mê?”, anh Lim nói.

Thầy giáo hướng dẫn anh Lim là ông Neo Cheng Leong, 61 tuổi, đã bán món ăn này suốt 30 năm. Mỗi sáng, công việc của anh Lim tại quầy hàng là làm sạch gà, luộc chín ở nhiệt độ vừa phải, sau đó nấu cơm trong nước luộc gà với gừng và hành lá phi thơm.

Gà sau khi được chế biến sẽ được phục vụ cùng với cơm được nấu từ gạo thơm, nước mắm tỏi ớt và nước tương ngọt, có giá chỉ với 3 đô la Singapore/phần (khoảng 50.000 đồng).

Lim Wei Keat nấu gà tại quán ăn đường phố. Ảnh: Roslan Rahman / AFP

Hai con trai của ông, ngoài 20 tuổi, đang học đại học và không tha thiết đến việc tiếp quản quầy hàng sau khi họ đã chứng kiến cha mẹ mình làm việc vất vả trong suốt ba thập kỷ qua. Ông Neo tâm sự: “Nếu tôi không dạy cho những người học nghề thì món ăn truyền thống này sẽ biến mất”.

Khi anh Lim hoàn thành chương trình đào tạo của chính phủ bao gồm hai tháng đào tạo dưới sự hướng dẫn của ông Neo và trải qua kỳ sát hạch của hội đồng giám khảo, anh đã có thể thuê một gian hàng với mức trợ cấp khá nhiều trong 15 tháng.

Nhiều rào cản với đầu bếp làm nghề bán hàng rong

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức khiến giới trẻ Singapore phải cân nhắc khi từ bỏ những công việc văn phòng được trả lương cao hơn để gắn bó với công việc có thu nhập không cao và thời gian làm việc nhiều. Chưa kể đến sự kỳ thị của nhiều người trong xã hội về công việc bán hàng rong này.

“Trước đây, công việc này thực sự được xem như một nghề dành cho những người không sự lựa chọn nghề nghiệp nào khác,” ông K.F. Seetoh, một nhà phê bình và một doanh nhân nổi tiếng, người đã tạo ra một danh sách về những món hàng rong được nhiều người biết đến.

Ngoài bị kỳ thị, coi thường, những người bán hàng rong buộc phải bán hàng với mức giá rẻ để cạnh tranh với các đối thủ. Điều đó có nghĩa là việc kiếm sống ở một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới sẽ thêm phần khó khăn.

K.F. Seetoh là một nhà phê bình ẩm thực và là người sáng lập của Makansutra, nơi xuất bản các sách dạy nấu ăn. Ảnh: Roslan Rahman / AFP

Anh Shawn Aw, một đầu bếp hiện đang điều hành một tiệm mì cùng với người mẹ 60 tuổi của mình, thừa nhận đây là công việc vất vả và cho biết anh chỉ kiếm được khoảng 1.000 đô la Singapore mỗi tháng – thấp hơn nhiều so với mức lương trung bình ở Singapore là 4.500 đô la Singapore. “Bạn chắc chắn phải đi làm từ sớm và trở về nhà muộn… điều đó khá mệt mỏi và bạn phải làm việc chăm chỉ,” người đàn ông 32 tuổi chia sẻ.

Thanh Thảo

Theo South China Morning Post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Khám phá ‘phố đêm Thảo Điền’ ở thành phố Thủ Đức

0
(SGTT) - Tối 19-1, TP Thủ Đức chính thức khai trương thí điểm "Phố Đêm Thảo Điền" tại phường Thảo Điền, TP Thủ Đức. Hàng nghìn người dân TPHCM đổ về đây từ sớm để tham quan, vui chơi và thưởng thức ẩm thực.

Hàng rong – sức hấp dẫn và phồn thịnh của “kinh...

0
Bangkok lại muốn đưa người bán hàng rong tập trung vào một điểm nhằm quản lý và tạo vẻ mỹ quan đô thị...

Khám phá món ăn mà đầu bếp ngồi ăn bún chả...

0
(SGTT) - Mới đây, kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ - CNN - đã giới thiệu đến công chúng bộ phim tài liệu...

Dạo phố, thưởng thức ẩm thực Sài Gòn cùng nhà văn...

0
(SGTT) – Một vòng ghé qua các cửa hàng bánh mì nổi tiếng, dạo chợ Bến Thành mua sắm rồi dừng chân ở quán...

Thưởng thức ẩm thực địa phương bằng xe máy của Việt...

0
(SGTT) - Mới đây, chuyên trang về đánh giá du lịch – TripAdvisor – đã đưa ra danh sách các hạng mục trong loạt...

Tiệm phá lấu giò heo khè nước dừa ngày bán gần...

0
(SGTT) - Anh Nguyễn Văn Tâm, 58 tuổi, quê tại Kiên Giang, chủ tiệm phá lấu gia truyền khiến nhiều thực khách mê mẩn...

Kết nối