Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Chuyên gia cho rằng tin đồn vắc-xin ngừa Covid-19 gây vô sinh là không căn cứ

(SGTT) – Nhiều người hiện vẫn tỏ ra do dự khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Một trong những nguyên nhân là do một số trang mạng xã hội lan truyền các ý kiến tiêu cực, thông tin sai lệch như vắc-xin có thể gây triệt sản hoặc vô sinh, nguy hiểm cho phụ nữ trước và trong thời kỳ mang thai… gây ra những hiểu lầm tai hại. Ngoài ra, một số người còn hoài nghi về độ an toàn của vắc-xin vì thời gian nghiên cứu phát triển quá ngắn.

Theo các chuyên gia y tế chưa có bằng chứng nào cho thấy những thông tin về vắc-xin có thể gây vô sinh là đúng. Cùng với Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) nhấn mạnh vắc-xin phòng Covid-19 là an toàn.

Vắc-xin gây vô sinh, tin đồn bắt nguồn từ đâu?

Tháng 12-2020, một nhà dịch tễ học người Đức chỉ ra mã di truyền của protein đột biến trong SARS-CoV-2, loại virus gây ra Covid-19, giống như mã di truyền được tìm thấy trong nhau thai của phụ nữ. Nhau thai là một cơ quan phát triển trong quá trình mang thai và nuôi dưỡng thai nhi.

Tin đồn về hai loại vắc-xin hiện có: Moderna, Pfizer-BioNTech đều nhắm vào protein đột biến còn gọi là protein S, làm hỏng nhau thai và gây vô sinh. Tuy nhiên, “không có bằng chứng nào chứng minh vắc-xin có thể làm mất khả năng sinh sản”, ba tổ chức sức khỏe sinh sản hàng đầu thế giới đưa lời tuyên bố chung.

Bác sĩ y khoa Joseph Biggio tại Hệ thống Y tế Ochsner ở New Orleans (Mỹ) giải thích: Dù có một đoạn nhỏ DNA tương tự giữa protein đột biến và protein nhau thai nhưng rất ít. “Khi nhìn vào các protein, chúng không hề bị biến dạng. Bất kỳ phụ nữ nào có nhau thai là đã có thai, do đó không ảnh hưởng đến vấn đề vô sinh”, Biggio nói.

Ngược lại, phụ nữ bị nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể gây nguy hiểm cho thai kỳ. “Một số báo cáo chỉ ra nếu phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 sẽ mắc bệnh nặng hơn”, Tiến sĩ Edwards, đồng thời là Giáo sư Nhi khoa tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt cho biết.

Đáng lưu ý, những phụ nữ bị Covid-19 nặng có nguy cơ cao phải sinh mổ, xuất huyết sau khi sinh, sinh non và bị tăng huyết áp.

Phụ nữ vẫn có thai thành công sau khi tiêm vắc xin

Theo bác sĩ Raminder Khangura tại Hệ thống Y tế Henry Ford ở Detroit, sau khi tiêm thử nghiệm Pfizer-BioNTech, nhiều phụ nữ vẫn thụ thai và sinh con khỏe mạnh.

Một phân tích ngày 21-4 trên Tạp chí Y học New England, gần 36.000 phụ nữ sau khi tiêm vắc-xin bắt đầu quá trình thai kỳ, không hề có kết quả khác biệt so với những phụ nữ mang thai khác. Dường như chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sảy thai sớm hoặc dị tật thai nhi.

Bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Nakamura
Rối loạn kinh nguyệt vì tiêm vắc-xin Covid-19?

Một số phụ nữ cho biết chu kỳ kinh nguyệt của họ đã thay đổi sau khi tiêm vắc-xin, nhưng theo các chuyên gia y tế vẫn chưa có đủ thông tin về mối liên hệ giữa vắc-xin và kinh nguyệt không đều.

Có rất nhiều lý do khiến kinh nguyệt bị thay đổi. “Ngay cả khi lo âu về vấn đề tiêm vắc-xin cũng có thể làm rối loạn kinh nguyệt”, Tiến sĩ Khangura nói.

Tác dụng phụ của vắc-xin

Trong số hàng triệu liều vắc-xin được tiêm, một số người đã xuất hiện các dấu hiệu phản ứng với vắc-xin. Các trường hợp phản ứng dị ứng nghiêm trọng được điều trị bằng epinephrine và sức khỏe của những người này hiện đã ổn định.

Các tác dụng phụ phổ biến nhất: sốt, ớn lạnh, mệt mỏi và nhức đầu. Có trường hợp xảy ra sau liều tiêm vắc-xin thứ hai. Một số người cũng cho biết vết tiêm bị đau, sưng và nhức. Hầu hết các tác dụng phụ này sẽ khỏi sau vài ngày.

Theo các chuyên gia y tế, nếu cơ thể có tiền sử phản ứng dị ứng với thực phẩm, thuốc hoặc vắc-xin, hãy tiêm phòng tại các bệnh viện đạt chuẩn để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Minh Thảo

Theo The Healthy

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bổ sung quy định về nguồn kinh phí cho hoạt động...

0
(SGTT) - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2024/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 104 quy định...

Bỏ lỡ lịch tiêm chủng, trẻ em có nguy cơ mắc...

0
Thời gian vừa qua, việc thiếu hụt vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại một số địa phương đã khiến nhiều phụ...

Viện Pasteur TPHCM hết sinh phẩm và vắc-xin dịch vụ, không...

0
Nhiều người dân đến Viện Pasteur TPHCM để tiêm các loại vắc-xin như HPV, cúm mùa, uốn ván… đều phải ra về vì nhân...

Cần Thơ xin không nhận 100.000 liều vắc-xin AstraZeneca vì vẫn...

0
UBND TP Cần Thơ vừa có văn bản gửi Bộ Y tế, Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương và Viện Pasteur TPHCM xin...

Mua 21,9 triệu liều vắc-xin của Pfizer cho trẻ em từ...

0
Chính phủ vừa đồng ý mua 21,9 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. TPHCM...

Bộ Y tế chấp thuận tiêm mũi 3 vắc-xin Moderna bằng...

0
(SGTT) - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) chấp thuận đề nghị của nhà sản xuất vắc-xin Moderna, về việc người đã tiêm...

Kết nối