Thứ Hai, Tháng Sáu 17, 2024

Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết khi mùa mưa đến

Mùa mưa đã bắt đầu tại khu vực phía Nam, muỗi vằn sẽ phát triển mạnh và bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ gia tăng. Sở Y tế TPHCM kêu gọi mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết ngay từ thời điểm này để ngăn chặn dịch bùng phát.

Tính từ đầu năm đến ngày 19-5-2024, TPHCM ghi nhận 3251 ca mắc sốt xuất huyết (giảm 56% so với cùng kỳ năm 2023 là 7446 ca). Tuy nhiên, khi mùa mưa bắt đầu, dự báo số ca mắc có xu hướng gia tăng từ tháng 5 đến tháng 11, vì vậy, công tác chủ động triển khai các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết ngay từ đầu mùa dịch là rất quan trọng.

Tạo miễn dịch chủ động bằng vắc-xin là một biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. Mới đây, Bộ Y tế đã chính thức cấp phép lưu hành vắc-xin Qdenga do Tập đoàn Dược phẩm Takeda sản xuất để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết. Đây là vắc-xin sốt xuất huyết đầu tiên được phê duyệt tại Việt Nam. Dự kiến vắc-xin này sẽ có tại một số trung tâm tiêm chủng trong nước từ tháng 9-2024. 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo việc tiêm vắc-xin  phòng bệnh sốt xuất huyết nên được xem là một phần trong chiến lược kiểm soát căn bệnh này. Tuy nhiên, WHO nhận định vắc-xin Qdenga giúp tăng hiệu quả phòng bệnh nhưng không ngăn được tất cả các trường hợp bệnh và tình trạng miễn dịch sau tiêm ngừa có thể suy giảm theo thời gian. 

Chính vì thế, bên cạnh biện pháp tạo miễn dịch chủ động thông qua tiêm vắc-xin vẫn cần phải kiểm soát trung gian truyền bệnh, phát hiện và điều trị kịp thời, truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh sốt xuất huyết của cộng đồng.

Ảnh minh hoạ

Người dân nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh ngay từ thời điểm này để ngăn chặn dịch bùng phát, trong đó, chú ý các hoạt động như ngăn không cho muỗi đẻ trứng bằng cách đậy kín các vật dụng dự trữ nước sinh hoạt, thu gom các đồ vật có thể ứ đọng nước trong và xung quanh nhà; ngăn không cho muỗi chích bằng cách ngủ mùng kể cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi…

Ngoài ra, khi bị sốt, người dân nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà, khi phát hiện địa điểm có nguy cơ phát sinh lăng quăng gây bệnh sốt xuất huyết, người dân có thể phản ánh lên ứng dụng “Y tế trực tuyến” để được xử lý.

Theo Sở Y tế TPHCM

Nhã Lý

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

TPHCM: nguy cơ sốt xuất huyết từ những dòng kênh ô...

0
(SGTT) - Khi thành phố vào mùa mưa, thì những dòng kênh, mương đầy rác thải trở thành là nơi “nuôi” muỗi, tạo điều...

Việt Nam sắp có vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết của...

0
(SGTT) - Tại hội thảo “Các định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam”...

Cả nước ghi nhận 81.808 ca mắc sốt xuất huyết, 23...

0
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 81.808 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 23 trường hợp tử vong. So với cùng...

TPHCM: Mùa mưa đến, nguy cơ bùng dịch sốt xuất huyết...

0
TPHCM đang bước vào mùa mưa, các bãi rác tự phát trên các dòng kênh, rạch đầy rác thải không chỉ gây ô nhiễm...

Tay chân miệng và sốt xuất huyết, TPHCM cảnh báo nguy...

0
Tối ngày 5-6, Sở Y tế TPHCM cho biết, đơn vị này đã xác định được B5 là kiểu gene của chủng Enterovirus 71...

Chủ động kế hoạch ứng phó khi xuất hiện nhiều biến...

0
Thời gian gần đây, khi số ca mắc Covid-19 tăng trở lại, một số tỉnh thành đã chủ động kế hoạch trong phòng chống...

Kết nối