Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024

Cần thêm sự đồng hành của chính phủ và các tổ chức

(SGTT) – Các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng hiện nay có sự háo hức nhất định với thanh toán không tiền mặt nhờ những tiện lợi. Nhưng họ cũng dè chừng những vấn đề liên quan đến an ninh, liên kết và một số bất cập khác.

Các tổ chức tài chính và doanh nghiệp cung cấp các phương thức thanh toán tiện dụng nhất cho người dân như thẻ ngân hàng thanh toán trực tuyến, ví điện tử, thanh toán bằng mã QR.

Tại cuộc hội nghị thượng đỉnh về thành phố thông minh diễn ngày 23-10 tại thành phố Đà Nẵng, ông David Wong, Chủ tịch Tổ chức Công nghiệp điện toán châu Á – Châu Đại Dương (ASOCIO) trích lời của Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, cho biết Malaysia đang hướng tới một xã hội không tiền mặt với một loạt giải pháp công nghệ khác nhau. Mục tiêu này nằm trong chương trình đô thị thông minh và hạn chế tham nhũng, ông Wong nói và chia sẻ thêm không chỉ tại Malaysia mà ông thấy các nước trong khu vực, bao gồm Việt Nam, đang có khuynh hướng theo đuổi xu hướng thanh toán không tiền mặt.

Sự hồ hởi mang tên không tiền mặt
Nhận định của ông David Wong cũng như ghi nhận từ thực tế cho thấy việc thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đã và đang đạt được những sự chuyển biến tích cực.
Thứ nhất, chính sách và định hướng của Chính phủ và các cơ quan nhà nước trong việc khuyến khích các tổ chức tài chính, doanh nghiệp và người dân chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt trong đời sống (Quyết định số 2545/QĐ-TTg về thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020).

Thứ hai, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp cung cấp các phương thức thanh toán tiện dụng nhất cho người dân như thẻ ngân hàng thanh toán trực tuyến, ví điện tử, thanh toán bằng mã QR…

Đồng thời, các tổ chức tài chính cùng doanh nghiệp triển khai nhiều chương trình hợp tác, ưu đãi dành riêng cho thanh toán không tiền mặt để tạo thói quen và dần thay đổi phương thức thanh toán trong cuộc sống.

Ví dụ ở doanh nghiệp thương mại điện tử Tiki, công ty đang hợp tác với các đối tác tài chính, tổ chức thẻ, ngân hàng, ví điện tử… thực hiện các chương trình ưu đãi mỗi ngày chỉ dành riêng cho khách hàng khi mua sắm và thanh toán trực tuyến. Ông Lê Hữu Nhân, nhà quản lý đối tác cấp cao của Tiki, cho hay vào mỗi thứ 5 hằng tuần, 555 chủ thẻ Visa sẽ được giảm ngay 50.000 đồng cho mọi đơn hàng bất kỳ, hay mỗi ngày, các chủ thẻ của BIDV, VIB, Nam Á, VPbank, Citibank, Shinhan… sẽ được giảm ngay hoặc hoàn tiền lên đến 2 triệu khi mua sắm xe máy, điện thoại, hàng điện tử trên Tiki. “Những sự hợp tác toàn diện này cộng với uy tín về chất lượng sản phẩm, dịch vụ giúp Tiki trở thành một trong những sàn thương mại điện tử có tỷ lệ thanh toán trực tuyến (không dùng tiền mặt) luôn dao động ở mức 40%”, ông Nhân chia sẻ.

Phương thức khuyến mãi cho khách hàng khi sử dụng thanh toán không tiền mặt cũng đang trở nên phổ biến trong nhiều lĩnh vực kinh doanh. Hãng Grab giảm giá từ 10 đến 40% hoặc số tiền cụ thể cho những cuộc gọi đặt xe trả qua ví điện tử Moca. Những trường hợp trả tiền mặt không được hưởng những ưu đãi nói trên.

Đại diện của Công ty bảo hiểm FWD cho biết công ty đã cho ra mắt những sản phẩm bảo hiểm hoàn toàn trực tuyến như FWD Bảo hiểm bệnh ung thư hay FWD Bảo hiểm hỗ trợ viện phí. Khách hàng hoàn toàn chủ động về mặt thời gian, có thể tham gia và thanh toán bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu. Mọi quy trình, thủ tục đều thực hiện trực tuyến nên rất thuận tiện, tiết kiệm thời gian cho khách hàng.

Bảo mật – cẩn tắc vô ưu
Người đại diện của FWD Việt Nam, lưu ý khách hàng khi mua những gói bảo hiểm trực tuyến cần kê khai chính xác các thông tin cá nhân cũng như trả lời trung thực các câu hỏi về sức khỏe để làm cơ sở phát hành hợp đồng. Bên cạnh đó, khách hàng cần có thẻ thanh toán trực tuyến hoặc các hình thức thanh toán điện tử để đóng phí bảo hiểm. Công ty cũng đầu tư hệ thống bảo mật thanh toán trực tuyến. Tất cả nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho chính khách hàng và doanh nghiệp – vấn đề rất thách thức hiện nay.

Ông Nhân của Tiki cũng thừa nhận các vấn đề công nghệ và bảo mật là đáng quan tâm nhất trong giao dịch trực tuyến. Điều này đòi hỏi các hệ thống tài chính phải không ngừng cập nhật các phiên bản phần mềm bảo mật mới mỗi ngày để bảo vệ khách hàng. “Bên cạnh đó, ý thức và sự cảnh giác của mỗi khách hàng cũng cần được nâng cao, chấm dứt việc chia sẻ thông tin thanh toán cho bất kỳ ai”, ông Nhân nói và chia sẻ thêm kinh nghiệm tại công ty.

Tính năng lưu và bảo mật thẻ cho lần thanh toán sau trên hệ thống của cổng thanh toán thẻ quốc tế CyberSource giúp khách hàng không phải nhập lại thông tin cho mỗi lần giao dịch mà thông tin về thẻ sẽ được mã hóa và lưu giữ một cách an toàn và bảo mật nhất.

Ông Nhân cũng chia sẻ thêm một vấn đề. Đó là việc áp dụng thanh toán không tiền mặt đang chỉ diễn ra tại nhiều thành phố lớn, trong khi địa bàn cả nước trải dài, sự quản lý chưa đồng bộ dẫn đến khi di chuyển đến các tỉnh thành, thị trấn nhỏ sẽ không có các phương tiện chấp nhận thanh toán thẻ. Các doanh nghiệp không khuyến khích hình thức thanh toán này khi chi phí phải trả cho ngân hàng và đối tác tài chính còn cao…

Cũng chính vì những điều nhạy cảm này khiến thanh toán điện tử còn hạn chế. Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2019, 88% số người tiêu dùng vẫn thích thanh toán tiền mặt ngay khi nhận hàng nhằm tránh rủi ro trả tiền cho sản phẩm không đúng chất lượng. Nói một cách khác, người mua hàng cho đến giờ vẫn không tin tưởng doanh nghiệp và chất lượng của hàng hóa mua qua mạng. Và tình trạng doanh nghiệp nơm nớp lo bị trả hàng cũng khá phổ biến. “Do đó vẫn cần thêm sự hỗ trợ của chính phủ cũng như sự đồng hành của các tổ chức thẻ, ngân hàng, công ty tài chính để tỷ trọng thanh toán tiền mặt trong xã hội ngày càng giảm”, ông Nhân nói.

Nhân Tâm

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

‘Tảng băng chìm’ sau những phiên livestream bán hàng chục tỉ

0
(SGTT) - Gần đây lướt trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) không khó để bắt gặp những kênh bán hàng trên sóng...

Bán hàng trên Tiktok Shop có dễ thu tiền tỉ?

0
(SGTT) - Gần đây, nhiều người xôn xao trước thông tin một chủ kênh TikTok cho biết đã đạt doanh thu đạt trên 75...

Thị trường mỹ phẩm chuyển dịch với làn sóng tiêu dùng...

0
(SGTT) - Làn sóng tiêu dùng mỹ phẩm theo xu hướng mạng xã hội ở Việt Nam đang thúc đẩy sự xuất hiện loại...

2 tỉ đồng đã được chi để mua sô cô la...

0
(SGTT) – Năm nay, ngày lễ tình nhân (Valentine) rơi mùng 5 Tết âm lịch. Do đó, khách hàng có xu hướng đặt hàng...

Đo lường độ lớn của thị trường thương mại điện tử...

0
(SGTT) - Thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam đạt hơn 20,5 tỉ đô la Mỹ trong năm 2023 vừa qua, tăng trưởng...

Thương mại điện tử: Nghịch lý các đơn hàng từ Trung...

0
(SGTT) - Người tiêu dùng Việt Nam những năm gần đây có khuynh hướng muốn đặt mua hàng trực tuyến (online) từ Trung Quốc...

Kết nối