Thứ Năm, Tháng Mười 3, 2024

Cận Tết giá thực phẩm có nhiều biến động

(SGTT) - Thịt heo trên đà tăng giá ở cả ba miền, thực phẩm phục vụ ngày Tết tăng giá mạnh, cá hồi Sapa rớt giá thê thảm là những biến động được ghi nhận trong vài ngày gần đây.

Vào thời điểm cận tết, giá thực phẩm có nhiều thay đổi. Những loại thực phẩm phục vụ cho ngày tết bắt đầu tăng giá như thịt heo, gạo, củ hành, củ kiệu... Trong khi đó, giá trái cây phổ biến trong ngày tết lại tăng giảm thất thường do thiên tai và dịch bệnh. Riêng mặt hàng thủy hải sản được ghi nhận tăng giá trở lại.

Củ hành, củ kiệu tăng giá mạnh

Củ hành, củ kiệu tăng giá mạnh. Ảnh: Báo Công Thương

Theo Báo Công Thương, giá của nhiều mặt hàng rau củ tại các chợ ở TPHCM và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ở mức ổn định. Cụ thể, tại chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh) giá bông cải trắng, bông cải xanh 50.000 đồng/kg; cà rốt 22.000 đồng/kg; bí xanh 20.000 đồng/kg; mồng tơi 36.000 đồng/kg; rau muống 37.000 đồng/kg; cải xanh, cải ngọt 40.000 đồng/kg; khoai tây, cà tím 25.000 đồng/kg; cà chua 37.000 đồng/kg; khổ qua 26.000 đồng/kg; ớt 165.000 đồng/kg; gừng 60.000 đồng/kg.

Trong khi đó, giá củ hành, củ kiệu lại tăng mạnh vào thời điểm cận Tết do người dân làm dưa chua củ kiệu. Cụ thể, tại Đồng Tháp, giá củ kiệu ở mức 23.000 - 25.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg so với cuối tuần trước. Giá hành tím tại Sóc Trăng cũng tăng 20.000 đồng/kg lên mức 70.000 - 80.000 đồng/kg. Dự báo, giá củ hành, củ kiệu sẽ tiếp tục tăng cao cho đến thời điểm tết.

Thịt heo tăng giá, cá hồi Sapa rớt giá

Cá hồi vân nổi tiếng ở Sapa. Ảnh: Đi chơi Sapa

Giá thịt heo đang trên đà tăng nhẹ ở ba miền. Theo Vietnambiz.vn, tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ghi nhận mức điều chỉnh tăng nhẹ ở một số tỉnh thành và dao động trong khoảng 79.000 - 82.000 đồng/kg. Giá heo hơi ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên tăng nhẹ ở một vài địa phương và được thương lái thu mua trong khoảng 76.000 - 80.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi tăng 1.000- 2.000 đồng/kg ở một số tỉnh thành và được giao dịch trong khoảng 75.000 - 80.000 đồng/kg.

Trong khi đó giá của các mặt hàng thủy hản sản lại biến động nhiều, đáng chú ý là cá hồi Sapa. Theo Zing, cá hồi Sapa được xem là loại cá "nhà giàu" vì giá cao khoảng 300.000 - 500.000 đồng/kg nay rớt giá liên tục chỉ còn 140.000 - 150.000 đồng/kg, thậm chí nhiều nơi rao bán chỉ còn 100.000 đồng/kg.

Ngoài cá hồi Sapa, hiện cá hồi nhập khẩu cũng đang có mức giá giảm nhẹ. Cá hồi Australia, Chile loại nguyên con dao động 230.000 - 280.000 đồng/kg; cá hồi nhập khẩu từ Na Uy dao động 250.000 - 500.000 đồng/kg...

Trong khi đó, giá tôm hùm lại bật tăng trở lại. Theo TTXVN, giá tôm hiện nay đã tăng gấp 2-3 lần so với thời điểm tháng 3 và 4-2020 khi giá tôm hùm lao dốc do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Cụ thể, tôm hùm xanh được thu mua tại bè có giá 1,3 triệu đồng/kg (loại 3 con/kg) và 1,2 triệu đồng/kg với tôm trọng lượng nhỏ hơn; tôm hùm bông được thu mua 2,2 - 2,3 triệu đồng/kg. Trong một tuần gần đây, giá tôm hùm bông loại 1 (1-1,2 kg/con) được thương lái thu mua giá 2,7 - 2,8 triệu/kg, loại kích cỡ nhỏ hơn 1kg có giá 2,5 triệu đồng.

Giá trái cây đặc sản vùng miền biến động nhiều

Bưởi da xanh ở Bến Tre. Ảnh: Báo Công Thương

Giá bưởi da xanh tại Bến Tre và nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bất ngờ quay đầu giảm. Hiện bưởi da xanh loại 1 (khoảng từ 1,3 kg/trái trở lên) được nông dân bán cho thương lái và các cơ sở thu mua trái cây chỉ trên dưới 28.000 đồng/kg, thấp hơn 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2020. Còn giá bưởi da xanh được nhà vườn bán xô ngay tại vườn cho thương lái ở mức 20.000 - 22.000 đồng/kg.

Theo Báo Công Thương, giá bưởi da xanh giảm thấp do đầu ra xuất khẩu gặp khó vì ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và sức tiêu thụ tại thị trường nội địa cũng chậm so với mọi năm.

Ngoài tác động của dịch bệnh, chủ vườn trái cây cũng bị thiệt hại nặng nề do bão, lũ lụt và dịch bệnh. Làng quất Cẩm Hà (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam), “thủ phủ quất” nức tiếng ở miền Trung đang tất bật vào vụ Tết. Theo cổng thông tin điện tử của Chính phủ, năm nay thời tiết miền Trung bất thường, nhiều cơn bão và lũ làm hơn 30% cây quất đang độ sinh trưởng bị ngập úng và hư hỏng toàn bộ.

Thường thị trường bị hao hụt về cây thì giá sẽ tăng nhưng năm nay giá mềm hơn năm ngoái. Nếu như những năm trước bán hơn 1 triệu đồng/cây lớn thì năm nay thương lái trả giá 700.000 - 800.000 đồng/cây.

Trong khi đó, cam ngọt ở Lục Ngạn (Bắc Giang) có giá cao nhất, lại được mùa do trình độ canh tác được nâng cao cho chất lượng trái đẹp và ngọt khiến nhiều khách hàng ưa chuộng. Mặc dù vẫn bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 lên hoạt động xuất khẩu nhưng một số thương nhân đã thành công khi đưa cam tiêu thụ ở các tỉnh miền Trung và miền Nam.

Theo Báo Bắc Giang, giá cam loại 1 ở mức giá 48.000 - 50.000 đồng/kg; loại 2 từ 25.000 - 30.000 đồng/kg. Đến nay, bà con trong huyện Lục Ngạn đã tiêu thụ được khoảng 13.000 tấn cam.

Quỳnh Châu tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cuối năm, chủ kinh doanh dịch vụ vệ sinh nhà cửa...

0
(SGTT) – Càng về cuối năm, lượng tin nhắn đổ dồn vào điện thoại, hộp thư trên fanpage của anh Nguyễn Minh Khoa, chủ...

Sở Công Thương TPHCM: giá xăng giảm, giá thực phẩm vẫn...

0
(SGTT) - Theo lãnh đạo của Sở Công thương TPHCM, nguyên nhân của việc giá xăng dầu đã giảm nhiều đợt nhưng giá nhiều...

Lo ngại dịch bệnh giảm sức mua, nhà vườn giảm sản...

0
(SGTT) -  Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang cận kề, tuy nhiên do ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19, năm nay các...

Sản phẩm Tết tốt cho sức khỏe, đặc sản vùng miền...

0
(SGTT) - Thị trường quà Tết năm nay có xu hướng thiên về các quà tặng tốt cho sức khỏe, hộp quà được thiết...

Siêu thị cung ứng đủ khẩu trang, nước rửa tay phục...

0
(SGTT) -  Các doanh nghiệp, các chuỗi siêu thị cho biết cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu, trong đó có khẩu trang vải,...

Hành tím Vĩnh Châu, Sóc Trăng thu hoạch khoảng 1.500 ha...

0
(SGTT) - Thời điểm này, bà con thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đang tất bật thu hoạch vụ hành sớm đón Tết....

Kết nối