Thứ Hai, Tháng Năm 13, 2024

Cách phục hồi tâm lý do trầm cảm hậu Covid-19

(SGTT) – Ngoài tác động tức thì lên sức khỏe thể chất, Covid-19 còn có thể ảnh hưởng lâu dài lên sức khỏe tâm thần của những người phải tránh dịch sau một thời gian dài, trong đó một bệnh lý phổ biến là trầm cảm. Bài viết dưới đây đưa ra một số phương cách có thể giúp giữ vững tinh thần và phục hồi tâm lý tốt hơn sau đại dịch. 

Theo trang web sức khỏe jacksonhousecares.com, có đến hàng triệu người trên thế giới bị trầm cảm khi đại dịch Covid-19 diễn ra đến nay đã tròn hai năm. Tình trạng này trở nên phổ biến khi các lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội nghiêm ngặt kéo dài nhiều tháng trời khiến nhiều người có cảm giác cô đơn hoặc cảm thấy bị cô lập, không làm được những việc yêu thích.

Các bác sĩ và chuyên gia y tế tỏ ý quan ngại về ảnh hưởng của trầm cảm lên sức khỏe tinh thần và thể chất. Theo TS. Julianne Holt-Lunstad, Giáo sư Khoa Tâm lý và khoa học về thần kinh thuộc Trường Đại học Brigham Young (Mỹ), giãn cách xã hội kéo dài mang lại cảm giác cô đơn làm gia tăng nguy cơ chết trẻ và mức độ rủi ro đối với các chỉ số của sức khỏe.

“Tình trạng này còn làm gia tăng số lượng người hút thuốc, lạm dụng chất gây nghiện và rối loạn sức khỏe tinh thần,” ông nói.

“Trong giai đoạn Covid-19 tiếp diễn như thế này, khả năng phải gánh chịu các tác động trên còn cao gấp 10 lần so với bình thường”, TS. Holt-Lunstad cho biết.

Covid-19 làm tăng các rối loạn tâm lý, tâm thần. Ảnh: Assn.org
Dấu hiệu cô đơn và trầm cảm

Website về sức khỏe jacksonhousecares.com liệt kê các triệu chứng phổ biến của hiện tượng cô đơn và trầm cảm trong mùa dịch như sau:

  • Thường xuyên có cảm giác cô đơn, buồn bã, lo lắng không có ai bên cạnh.
  • Khó ghi nhớ, tập trung vào công việc.
  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc uể oải, thậm chí đầu óc lờ đờ.
  • Thiếu sự phấn chấn
  • Cảm thấy bị phụ buộc vào một số vật dụng hoặc người xung quanh
  • Suy nghĩ về việc tự tử

Các hiện tượng nêu trên làm gia tăng mạnh phản ứng bên trong cơ thể, làm tăng gấp đôi nguy cơ đau tim, hệ miễn dịch bị suy giảm, thậm chí còn có thể gây ra cảm giác đau đớn. Nếu trầm cảm kéo dài không được chữa trị sẽ tạo cơ hội phát bệnh tiểu đường và cao huyết áp, gây ảnh hưởng lên sức khỏe cơ thể về lâu về dài. Vậy chúng ta cần giúp người trầm cảm như thế nào?

Cách phục hồi tâm lý sau một đợt bùng phát

Ngay khi phát hiện dấu hiệu trầm cảm, chúng ta cần kiên nhẫn hình thành các thói quen tốt từng chút một để khắc phục. Đòi hỏi thay đổi lối sống ngay lập tức có thể khó thành công hoặc tạo áp lực lớn. Điều này có nghĩa là từng thay đổi nho nhỏ có thể dần dần mang lại ảnh hưởng to lớn đến động lực phải thay đổi của chúng ta.

Hãy tập các thói quen sau đây để giúp tuần lễ sắp tới của chúng ta tốt hơn:

  • Tập thể dục 15 phút mỗi ngày

Chúng ta đã nghe điều này hàng ngàn lần trong đời [nhưng có làm hay không lại là một chuyện khác. Tập thể dục dù chỉ trong thời gian ngắn sẽ làm tăng chất endorphins, cải thiện giấc ngủ và thể hình. Nghiên cứu cho thấy thói quen tập thể dục còn hiệu quả nhiều hơn việc dùng thuốc trầm cảm suốt nhiều tháng trời. Do đó, mỗi người nên tập thói quen này.

  • Gặp gỡ bạn bè, người thân trong gia đình qua mạng

Khi người thân quan tâm đến chúng ta, chúng ta cũng nên quan tâm đến họ. Thông thường, một người trầm cảm không còn muốn gặp bạn bè hay người thân. Nguy cơ này sẽ làm cho người đó cô đơn hơn. Nhắn tin hoặc gọi điện cho người thân sẽ giúp chúng ta thực hiện giao tiếp và bày tỏ cảm xúc. Cách làm trên không những có lợi cho bản thân, mà còn giúp nhóm người xung quanh thấu hiểu tâm trạng cô đơn của một người trong giai đoạn dịch bệnh chưa có hồi kết.

Covid-19 có thể ảnh hưởng lâu dài lên sức khỏe tâm thần của những người phải tránh dịch sau một thời gian dài. Ảnh: Getty Images
  • Tham gia hoạt động ngoài trời

Đa số người bị trầm cảm không muốn ra khỏi giường và hít thở không khí trong lành ngoài trời. Đại dịch chưa kết thúc có thể khiến một người khó tìm được cơ hội hấp thu Vitamin D và ánh nắng tự nhiên. Đi dạo ngoài trời, đạp xe hay ngồi đọc sách ở công viên sẽ giúp chúng ta giảm nguy cơ trầm cảm nghiêm trọng hơn.

  • Đã đến lúc tìm chuyên gia trầm cảm  

Mỗi người cần cố gắng thay đổi bản thân để thích nghi với các biến đổi trong cuộc sống. Sự bền bỉ, lòng kiên định rất quan trọng vì nó có thể giúp chúng ta vượt nhiều rào cản trong cuộc đời. Mặc dù ai cũng gặp sóng gió khi bị trầm cảm, thay đổi thói quen có thể giúp nhiều cá nhân vượt qua chấn động tinh thần. Tuy nhiên, nếu tình trạng trầm cảm không được cải thiện, đó không phải là lỗi của chúng ta vì đã cố gắng hết sức. Đã đến lúc chúng ta cần gặp chuyên gia chữa trị trầm cảm.

Một số phương pháp giúp trở nên lạc quan hơn

Sau đây là bốn phương pháp kiểm soát trầm cảm do Covid-19 theo trang web chuyên về sức khỏe Mayo Clinic:

  • Hãy bắt đầu óc làm việc: Tham gia các hoạt động lành mạnh nhằm giảm việc đầu óc luôn suy nghĩ về một vấn đề sẽ giúp chúng ta thoát khỏi nỗi sợ hãi và tình trạng trầm cảm. Tìm đọc một cuốn sách hay, viết nhật ký, làm mô hình, chơi điện tử hay nấu ăn sẽ giúp giải bớt tỏa căng thẳng. Cũng có thể nghĩ đến các kế hoạch mới và dọn tủ quần áo.
  • Luôn nghĩ về điều tích cực: Thay vì cứ luôn bị ám ảnh bởi các diễn biến tiêu cực, hãy hướng đến sự vui tươi và tích cực. Nên lập các danh sách điều mình cần làm và luôn biết ơn những gì chúng ta đang có. Mỗi người cần học cách chấp nhận với mọi thứ đang xảy ra và suy nghĩ rằng đại dịch có ngày đến rồi thì cũng sẽ có ngày đi.
  • Hướng về lối sống đạo đức hoặc nghĩ về lối sống đẹp: Nếu chúng ta có thể trở nên mạnh mẽ hơn với những gì chúng ta đã tin tưởng, điều đó sẽ giúp chúng ta thoải mái trước khó khăn và diễn biến khó lường.
  • Ưu tiên công việc cần làm: Đừng để bản thân bị quá tải với công việc không làm được do biến đổi trong cuộc sống. Hãy lập ra mục tiêu cần làm hằng ngày và viết ra các bước thực hiện. Hãy thưởng cho bản thân nếu đi đúng hướng, dù đó là bước nhỏ. Chúng ta cần giữ niềm tin ngày tốt lành sẽ sớm ló dạng.
Tám cách để tránh trầm cảm vì Covid-19

Trang web medicalnewstoday.com cũng hướng dẫn thêm tám cách cho người bị trầm cảm do Covid-19:

  1. Duy trì các thói quen tốt thường ngày càng nhiều càng tốt.
  2. Hạn chế đọc tin tức tiêu cực về Covid-19.
  3. Buộc thân thể vận động hiệu quả.
  4. Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
  5. Ngủ đủ giấc nhằm tăng cường sức đề kháng.
  6. Tránh xa rượu bia và các chất kích thích khác.
  7. Chỉ nên chú trọng đến các diễn biến xung quanh mà bản thân có thể kiểm soát.
  8. Duy trì mối quan hệ xã hội tốt.

Andy Huỳnh Vũ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ngóng chờ khách, đặt kỳ vọng vào những mùa tiếp theo

0
Qua khỏi qúy đầu tiên của năm 2023, các công ty du lịch lữ hành, nhà kinh doanh dịch vụ vẫn đang chờ đợi...

Chúng ta sau 3 năm sống với đại dịch

0
Hôm nay là đúng ba năm ngày Tổ chức Y tế thế giới WHO tuyên bố đại dịch Covid-19 toàn cầu (11-3-2020 – 11-3-2023)....

Thăm khám miễn phí hơn 1.000 trẻ em có hoàn cảnh...

0
(SGTT) – Sáng 4-3, Thành đoàn TPHCM cùng tổ chức VinaCapital Foundation (VCF) phối hợp với Quận Đoàn Bình Tân tổ chức hoạt động...

Hành khách đường hàng không tăng hơn 90% trong hai tháng...

0
Ngành hàng không Việt Nam đã phục hồi sau đại dịch Covid-19, đến hết năm 2022 thị trường hàng không nội địa đã tăng...

Viễn cảnh tụt dốc của nhiều ‘ông lớn’ dược phẩm sau...

0
Hơn 2 năm qua, nhiều hãng dược phẩm lớn của phương Tây đã kiếm được hàng tỉ đô la Mỹ từ đại dịch Covid-19...

Sau dịch Covid-19, các rạp chiếu phim dần hồi phục

0
Đầu năm nay, rạp phim được phép mở cửa trở lại. Tuy phải đối diện với nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ dịch...

Kết nối