Thứ Bảy, Tháng Năm 4, 2024

Bản đồ ẩm thực: Về Phú Thọ thưởng thức thịt chua của người Mường

(SGTT) – Là món ăn truyền thống của người Mường tại Phú Thọ trong những dịp lễ, Tết, thịt chua được một số người dân ở thị trấn Thanh Sơn học hỏi và phát triển thành đặc sản của tỉnh nhà Phú Thọ.

Theo đó, người Mường sử dụng thịt heo lửng, giống heo Mường thuần chủng cho chất lượng thịt săn chắc, ít mỡ, để làm thịt chua. Ngay ở cách sơ chế thịt, họ cũng rất kỳ công khi dùng rơm lúa nếp nương thui cho thịt gần chín tới. Tiếp đến, chọn những vùng thịt ngon như ba chỉ, thịt mông, nạc vai hay thăn rồi đem thái lát mỏng, ướp với hỗn hợp gia vị và trộn cùng ít thính.

Gia vị thính nghe qua thì đơn giản nhưng lại lắm nhiêu khê. Cụ thể, thính của thịt chua nơi đây được rang từ hỗn hợp bột bắp, bột gạo, bột đậu xanh. Và khi rang phải thật khéo để thành phẩm bột thính vàng thơm, chín đều, không bị khét.

Sau đó, người Mường sẽ dùng những ống nứa to, lót lá ổi hay lá sung bên trong rồi cho thịt đã ướp vào. Tiếp đến, dùng lá ổi phủ lên mặt thịt rồi đậy chặt nắp ống. Sau khoảng một tuần treo ở nơi khô ráo là có thể sử dụng thịt chua.

Ngày nay, các hộ dân ở Thanh Sơn đã đơn giản hóa công đoạn để mang thịt chua đến gần gũi hơn với những người yêu thích ẩm thực vùng miền. Cụ thể, sau khi chọn được phần thịt heo tươi, người ta sẽ lọc thịt và bì để riêng. Tiếp đến, đem ướp gia vị và trộn chúng lại với nhau trong một thau lớn. Phần đáy thau được lót sẵn lá ổi, lá sung để thịt thấm gia vị và dậy mùi hơn. Cũng sau khoảng một tuần, khi thịt gần chín thì có thể đóng hộp mang đi bán.

Dù là theo phương pháp người Mường hay người dân Thanh Sơn thì nguyên liệu ăn kèm cũng là những loại rau như lá sung, lá ổi, lá mơ, lá đinh lăng, rau thơm cùng chén tương ớt. Khi thưởng thức, chỉ việc cho thịt ra đĩa, gắp thêm ít rau và chấm kèm tương ớt là đã có sự trải nghiệm thú vị về món ăn đặc sản này.

Có dịp trải nghiệm thịt chua, người viết khá là thú vị khi vị chua từ thịt lên men, vị ngọt từ thính hòa quyện cùng vị thanh mát của rau. Điểm nhẹ thêm vào đó là chút cay nhẹ từ tương ớt. Như vậy đã là đủ trọn vị cho một bữa họp mặt bên bạn bè, người thân.

Có dịp về thăm quê hương đất Tổ, vừa ngắm nhìn những đồi chè bạt ngàn, vừa thưởng thức thịt chua Thanh Sơn thì quả thật không có gì thú vị bằng.

Bản đồ ẩm thực Việt Nam là chuyên mục mà Sài Gòn Tiếp Thị mong muốn truyền tải đến những du khách trong và ngoài nước các món ăn đậm nét văn hóa ẩm thực vùng miền do đầu bếp và người sành ăn địa phương giới thiệu. Thông qua đó, mọi người vừa thăm thú danh lam thắng cảnh vừa thưởng thức những món ăn ngon, khó quên. Mọi hình ảnh món ăn đặc trưng của các địa phương do bạn sở hữu có thể gửi về cộng tác với Sài Gòn Tiếp Thị tại địa chỉ e-mail: ducduy@thesaigontimes.vn

Phúc An – Huy Cường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Lênh đênh sông nước Sóc Trăng, thử bún nước lèo ‘đặc...

0
(SGTT) - "Ai bún nước lèo hông?", tiếng rao đon đả của bà Hồ Thị Thu, 54 tuổi, vang trên chợ nổi Ngã Năm,...

Ngọt dẻo món mè xửng, đặc sản đất cố đô Huế

0
(SGTT) - Mè xửng là đặc sản không thể tách rời trong biểu tượng văn hóa đất cố đô Huế. Nhiều người nói vui,...

Những câu chuyện ẩm thực thú vị về món chè hé...

0
(SGTT) - Nếu có dịp du lịch Đà Lạt, người ta thường hay rủ nhau thưởng thức bánh căn, bánh mì xíu mại, lẩu...

Trứng chiên ngải cứu – món ăn vị thuốc quen thuộc...

0
(SGTT) – Tuy không nổi bật như bún chả, phở gà, bún thang… nhưng trứng chiên ngải cứu lại có riêng những thực khách...

Về Đà Nẵng nhớ thưởng thức 5 món ăn, đặc sản...

0
(SGTT) - Ẩm thực Đà Nẵng như một bức tranh với nhiều sắc màu của văn hóa miền Trung nước ta. Khám phá những...

Thơm ngon tô bún mực Đại Lãnh xứ biển Khánh Hòa

0
(SGTT) - Được thiên nhiên ưu ái cho vùng biển trải dài, cát trắng mịn màng, nước trong xanh, Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh...

Kết nối