Thứ Hai, Tháng Năm 13, 2024

Bản đồ ẩm thực: Ghé Hà Nội nhớ thưởng thức “nàng thơ” văn học

(SGTT) – Là thủ đô của cả nước, Hà Nội không chỉ có cảnh đẹp, khu di tích lịch sử mà nơi đây còn có những món ăn ngon lan tỏa đến nhiều vùng miền. Trong đó, phải kể đến bún chả, món ăn dân dã từng xuất hiện trong một số tác phẩm văn học.

Theo trang web Di tích lịch sử – Văn hóa Hà Nội, trong quyển Hà Nội băm sáu phố phường, tác giả Thạch Lam đã nhắc về bún chả: “… Có một ông đồ cuồng chữ ở nhà quê, một hôm khăn gói lên Hà Nội đã ứng khẩu đọc hai câu thơ khi ngửi thấy mùi khói chả: Ngàn năm bửu vật đất Thăng Long, bún chả là đây có phải không?…” hay trong tác phẩm Những năm tháng ấy của nhà văn Vũ Ngọc Phan có đoạn: “Hàng bún chả đỗ đâu là thơm nức ở đó, cô hàng bún chả quạt chả trên than hồng đựng trong cái hộp sắt tây, chả cháy xèo xèo, khói bay nghi ngút. Có ba xu hoặc năm xu là đã được ăn bún chả thơm ngon, nhà làm thì tốn hơn và kềnh càng lắm”.

Nhắc qua để thấy rằng bún chả không chỉ đơn thuần là món ăn mà nó còn như hơi thở phản ánh nét văn hóa ẩm thực Hà Nội. Ngày nay, bún chả có mặt ở nhiều tỉnh, thành thế nhưng những thực khách sành ăn lại cho rằng thưởng thức bún chả ngay giữa lòng thủ đô mới thật sự là ngon.

Điểm qua về thành phần, loại chả trong món bún này có dạng viên và miếng. Theo đó, chả viên thường làm từ thịt vai heo, ướp vừa vị, nắn thành viên rồi đem nướng. Có nơi còn bọc thêm lá lốt để miếng chả dậy mùi hơm hơn. Còn với chả miếng, thợ nấu sẽ chọn phần thịt ba chỉ có lẫn nạc và mỡ; ướp với gia vị và đem nướng. Để thịt nướng dậy mùi, phần lớn hàng quán đều nướng thịt trên bếp than củi hồng.

Về sợi bún, bún chả ngon là khi dùng loại bún của làng nghề làm bún Phú Đô bởi sợi bún đạt được những yếu tố như dai, mềm, sợi trắng tinh sương và mảnh. Một nguyên liệu không kém phần quan trọng, là mảnh ghép hoản hảo cho món ăn này – nước chấm. Theo đó, mỗi hàng quán sẽ có cho riêng mình một công thức làm nước chấm, từ đó níu chân người ăn nhớ nhung mỗi khi “thèm” bún chả.

Cách thưởng thức bún chả cũng có chút khác biệt so với bún thịt nướng. Nếu như bún thịt nướng được người bán cho hết nguyên liệu vào tô thì bún chả lại được dọn lên thành từng phần. Theo đó, một phần đầy đủ của bún chả thường gồm bún để mẹt riêng, tô nước chấm ngập thịt nướng kèm đu đủ xanh thái lát, đĩa rau sống ăn kèm (húng quế, kinh giới, tía tô, xà lách).

Có dịp ghé thăm Hà Nội, bạn nhớ tìm đến món ăn này. Qua đó, như cảm nhận được vì sao cựu tổng thống Mỹ Obama chọn thưởng thức bún chả khi ghé thăm thủ đô.

Bản đồ ẩm thực Việt Nam là chuyên mục mà Sài Gòn Tiếp Thị mong muốn truyền tải đến những du khách trong và ngoài nước các món ăn đậm nét văn hóa ẩm thực vùng miền do đầu bếp và người sành ăn địa phương giới thiệu. Thông qua đó, mọi người vừa thăm thú danh lam thắng cảnh vừa thưởng thức những món ăn ngon, khó quên. Mọi hình ảnh món ăn đặc trưng của các địa phương do bạn sở hữu có thể gửi về cộng tác với Sài Gòn Tiếp Thị tại địa chỉ e-mail: ducduy@thesaigontimes.vn

Phúc An – Phùng My

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Lênh đênh sông nước Sóc Trăng, thử bún nước lèo ‘đặc...

0
(SGTT) - "Ai bún nước lèo hông?", tiếng rao đon đả của bà Hồ Thị Thu, 54 tuổi, vang trên chợ nổi Ngã Năm,...

Ngọt dẻo món mè xửng, đặc sản đất cố đô Huế

0
(SGTT) - Mè xửng là đặc sản không thể tách rời trong biểu tượng văn hóa đất cố đô Huế. Nhiều người nói vui,...

Những câu chuyện ẩm thực thú vị về món chè hé...

0
(SGTT) - Nếu có dịp du lịch Đà Lạt, người ta thường hay rủ nhau thưởng thức bánh căn, bánh mì xíu mại, lẩu...

Trứng chiên ngải cứu – món ăn vị thuốc quen thuộc...

0
(SGTT) – Tuy không nổi bật như bún chả, phở gà, bún thang… nhưng trứng chiên ngải cứu lại có riêng những thực khách...

Về Đà Nẵng nhớ thưởng thức 5 món ăn, đặc sản...

0
(SGTT) - Ẩm thực Đà Nẵng như một bức tranh với nhiều sắc màu của văn hóa miền Trung nước ta. Khám phá những...

Thơm ngon tô bún mực Đại Lãnh xứ biển Khánh Hòa

0
(SGTT) - Được thiên nhiên ưu ái cho vùng biển trải dài, cát trắng mịn màng, nước trong xanh, Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh...

Kết nối