Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024

7 lầm tưởng nhiều người vẫn tin về bệnh ung thư

(SGTT) – Trang Medical News Today của Anh mới đây đã chỉ ra 7 hiểu lầm phổ biến và sự thật đằng sau những lầm tưởng về ung thư, giúp mọi người có cách nhìn nhận thông tin chính xác hơn đối với căn bệnh này.
Các quan niệm sai lầm về ung thư được truyền tai nhau có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc cho người bệnh. Ảnh: Minh Thảo

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Tính riêng năm 2020, ung thư đã khiến 10 triệu người tử vong trên thế giới. Với những lời đồn phản khoa học, nhiều người có tâm lý sợ hãi và thiếu hiểu biết khi nhắc đến căn bệnh quái ác này.  Thực tế, một số quan niệm sai lệch như: ung thư là án tử, là bệnh truyền nhiễm… có thể gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị, đôi khi phải trả giá bằng cả tính mạng.

Ung thư đồng nghĩa với bản án tử hình

Ung thư có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện giai đoạn sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Các nhà khoa học trên thế giới vẫn tiếp tục nghiên cứu và cải tiến các phương pháp điều trị để tỷ lệ chữa khỏi tăng dần lên.

Vào tháng 1-2019, ước tính có khoảng 16,9 triệu người tại Mỹ vẫn sống sót sau điều trị ung thư. Ở Anh, tỷ lệ người bệnh sống sót sau ung thư đã tăng gấp đôi trong vòng 40 năm qua.

Theo dữ liệu từ Viện Ung thư Quốc gia, xác suất tử vong của ung thư tại Mỹ đã giảm dần kể từ những năm 1990.

Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót thay đổi theo từng loại ung thư. Tại Anh, khả năng sống sót khi mắc ung thư tinh hoàn là 98%, trong khi tỷ lệ sống đối với ung thư tuyến tụy là rất thấp, chỉ 1%.

Dưới đây là những sai lầm mọi người hay mắc phải khi nghĩ đến ung thư.

Ung thư là bệnh truyền nhiễm

Ung thư là loại bệnh không có tính truyền nhiễm, không thể lây bệnh từ người này sang người khác. Tuy nhiên, virus gây u nhú ở người (HPV) và các bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục như: viêm gan B và C có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, ung thư gan. Nói cách khác, bệnh truyền nhiễm có thể gây ung thư nhưng bản thân bệnh ung thư không có khả năng lây nhiễm.

Điện thoại di động gây ung thư

Đến nay vẫn không có bằng chứng nào cho thấy điện thoại di động là tác nhân gây ung thư. Nguyên nhân của tin đồn này xuất phát từ việc các thiết bị điện tử như: điện thoại di động, máy vi tính, lò vi sóng… phát ra bức xạ tần số vô tuyến. Tuy nhiên, bức xạ tần số vô tuyến là dạng bức xạ không ion hóa nên không có nguy cơ gây ra ung thư.

Liên quan đến vấn đề này, các nhà khoa học cho biết nếu cơ thể tiếp xúc với bức xạ ion hóa lâu dài như tia X có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, cũng như làm tăng nguy cơ ung thư.

Mối liên hệ giữa sóng điện thoại và nguy cơ ung thư vẫn là vấn đề đang được các nhà khoa học nghiên cứu. Ảnh minh họa: Minh Thảo

Các chất tạo ngọt làm ung thư phát triển nhanh

Tương tự, đến nay vẫn chưa có đủ bằng chứng cho thấy các chất ngọt làm tăng nguy cơ phát triển ung thư. Vậy tại sao lại có tin đồn như thế?

Viện Ung thư Quốc gia giải thích: “Ban đầu, các nghiên cứu cho thấy, sodium cyclamate (chất làm ngọt thay thế đường) kết hợp saccharin có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang ở động vật thí nghiệm. Từ đó xuất hiện những hiểu lầm về chất tạo ngọt nhân tạo gây ra ung thư.”

Tuy nhiên, sau khi các nhà khoa học nghiên cứu thêm, không có bằng chứng rõ ràng nào về mối liên quan của chất tạo ngọt với bệnh ung thư.

Phẫu thuật khiến ung thư di căn

Phẫu thuật ung thư có thể khiến ung thư di căn, nhưng trường hợp này rất hiếm. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho hay: “Những tiến bộ của các thiết bị công nghệ được dùng trong quá trình phẫu thuật, chuẩn đoán hình ảnh đã làm giảm nguy cơ di căn cho người bệnh.”

Nhiều bệnh nhân kéo dài sự sống khi được phẫu thuật, hoá trị hoặc xạ trị. Những phương pháp điều trị khác nhau nhằm tiêu diệt, ngăn chặn sự tăng sinh hình thành khối u, đôi khi có thể ảnh hưởng đến một số tế bào khỏe mạnh nhưng các tế bào ung thư bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Thuốc nam chữa khỏi bệnh ung thư

Không có bằng chứng nào chỉ ra việc dùng thuốc nam giúp chữa lành ung thư. Ngược lại, người bệnh sử dụng không đúng cách sẽ gây ra tác dụng phụ trong điều trị bệnh.

Tỷ lệ bệnh nhân ung thư uống các loại thảo dược có thể kéo dài được sự sống thêm một vài năm là rất thấp. Trong quá trình điều trị, người bệnh nên thực hiện một số liệu pháp thay thế như: thiền, yoga nhằm giảm áp lực tâm lý và giải bớt một số tác dụng phụ của hóa chất. Chú ý, bệnh nhân ung thư nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi bổ sung vitamin và các loại thực phẩm chức năng. Người bệnh hãy thực thiện chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng thay vì tin vào những bài thuốc quảng cáo phản khoa học.

Ung thư di truyền trong gia đình

Một số bệnh ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhưng chỉ là trường hợp số ít. Thống kê ước tính khoảng 3-10% các trường hợp ung thư là kết quả trực tiếp từ các khiếm khuyết gen (gọi là: đột biến gene) được di truyền từ bố mẹ.

Hiểu một cách đơn giản, ung thư xảy ra do tổn thương hoặc đột biến gene. Các tổn thương gene có thể di truyền, nhưng không di truyền cho tất cả thế hệ sau của người có gene này. Tuy nhiên, đột biến gene cũng có thể xảy ra từ các yếu tố bên ngoài như tiếp xúc với môi trường phóng xạ, thuốc lá, rượu bia…

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày và ung thư vú có nguy cơ di truyền cao nhất.

Minh Thảo

Theo Medical News Today

Hiện tại, Sài Gòn Tiếp Thị đã đang khởi động chương trình “Ở nhà vui lắm nha” trên trang chủ mạng xã hội facebook của mình và các nhóm công khai như: Ăn ngon nấu khéoSài Gòn FitSáng kiến điểm đến an toàn. Bài viết nhận được nhiều lượt thích nhất trên fanpage mỗi tuần sẽ được nhận món quà lưu niệm nhỏ tử SGTT. Xem thêm tại đây.
Chương trình “Saigon Times – Nối vòng tay lớn” với chủ đề “Đồng hành chống dịch” được phát động vào ngày 2-6-2021. Với vai trò là cầu nối, Kinh tế Sài Gòn tiếp tục kêu gọi sự chung tay của các doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà hảo tâm để cùng chia sẻ khó khăn với cộng đồng. Chương trình sẽ nhận hiện kim, vật phẩm từ các tổ chức, cá nhân đóng góp và sau đó sẽ trao tặng lại cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân gặp khó khăn trong các vùng dịch tại TPHCM cũng như các tỉnh thành khác trên cả nước. Xem chi tiết tại đây.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ăn lành, ngủ đủ, tập đều, sống vui – bí quyết...

0
(SGTT) - "Ăn lành, ngủ đủ, tập đều, sống vui" là câu châm ngôn khái quát phương thức để có một cơ thể khoẻ...

Phát hiện ca nhiễm cúm A/H9N2 đầu tiên tại Việt Nam

0
Theo Cục Y tế dự phòng, ca mắc cúm A/H9N2 đầu tiên tại Việt Nam là bệnh nhân nam, 37 tuổi, có bệnh lý...

Tháng 3, cả nước có gần 400 người bị ngộ độc...

0
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, riêng trong tháng 3-2024, cả nước xảy ra sáu vụ ngộ độc thực phẩm, khiến...

Collagen tự nhiên đến từ những thực phẩm ăn hằng ngày

0
(SGTT) - Collagen là một loại protein tốt cho sức khỏe con người thông qua việc cải thiện sức khỏe tim mạch, cơ bắp...

Tắm nước nóng Ofuro: bí quyết đẹp da và sống thọ...

0
(SGTT) - Người Nhật tắm nước nóng nhiều hơn bất kỳ người nào khác trên thế giới. Tắm là một phần quan trọng trong...

Tia UV có làm biến dạng filler?

0
(SGTT) - Chất làm đầy filler đang là trào lưu làm đẹp trong thời gian gần đây. Là một phương pháp thẩm mỹ không...

Kết nối