Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Việt Nam chính thức có “hộ chiếu vắc-xin” thống nhất trên cả nước

(SGTT) – Mẫu “hộ chiếu vắc-xin” vừa được Bộ Y tế công bố ngày 21-12, trong quyết định do Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn ký ban hành.

Theo Tuổi trẻ Online, mẫu “hộ chiếu vắc-xin” sẽ bao gồm về cá nhân (họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch), tên bệnh dịch mà chứng nhận nhắm tới, số mũi đã tiêm, cùng các thông tin về loại vắc xin, số lô, ngày tiêm vắc-xin…

Bộ Y tế cũng hướng dẫn các thông tin kể trên sẽ được ký số, mã hóa dưới dạng mã QR. Thông tin về cá nhân người mang hộ chiếu vắc-xin sẽ kết hợp với các giấy tờ cá nhân khác để giúp định danh người sở hữu.

Các thông tin về bệnh dịch mà chứng nhận nhắm tới, thông tin về vắc-xin hiển thị tương ứng với tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), được cập nhật trên Cổng thông tin điện từ của WHO và Liên minh châu Âu (EU).

Theo Bộ Y tế, mã QR trong hộ chiếu vắc xin sẽ hết hạn sau 12 tháng kể từ ngày khởi tạo. Quy trình cấp “hộ chiếu vắc-xin” bao gồm các bước là cơ sở tiêm chủng sẽ rà soát, xác thực thông tin người dân tiêm vắc-xin Covid-19; thực hiện ký số dữ liệu tiêm chủng trên nền tảng quản lý tiêm chủng.

Sau đó, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế thực hiện ký số giấy xác nhận tiêm chủng. Chứng nhận được cấp sử dụng định dạng mã QR theo tiêu chuẩn EU.

Mẫu chứng nhận hộ chiếu vắc xin Bộ Y tế vừa ban hành. Ảnh: Bộ Y tế
Ngày 21-12: Việt Nam có 16.325 ca mắc Covid-19

Tính từ 16:00 ngày 20-12 đến 16:00 ngày 21-12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 16.325 ca nhiễm mới, trong đó 9 ca nhập cảnh và 16.316 ca ghi nhận trong nước tại 62 tỉnh, thành phố

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Bến Tre giảm 379 ca, Phú Yên giảm 182 ca và Sóc Trăng giảm 99 ca.

Ngoài ra, những địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Cà Mau tăng 623 ca, Quảng Ngãi tăng 214 ca và Thừa Thiên Huế tăng 156 ca. Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 15.609 ca/ngày.

Biểu đồ số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam tính đến tối ngày 21-12. Nguồn: Bộ Y tế
Kit test của Việt Á được Bộ Y tế giới thiệu cho các địa phương thế nào?

Theo Plo.vn, người từng ký công văn giới thiệu bộ kit test Covid-19 của Công ty Việt Á cho các tỉnh đã bị cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.

Theo chức năng nhiệm vụ được giao, thời gian qua, Bộ Y tế thường xuyên cập nhật, gửi công văn tới Sở Y tế các địa phương, các bệnh viện… để thông báo danh sách sinh phẩm/trang thiết bị y tế xét nghiệm Covid-19 đã được cấp số đăng ký lưu hành hoặc cấp giấy phép nhập khẩu.

Trong số này có công văn số 5583, ban hành ngày 13-7-2021, do ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ trang thiết bị và công trình y tế, thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Y tế ký ban hành.

Nội dung công văn này có liên quan đến việc giới thiệu sản phẩm kit xét nghiệm của công ty Việt Á (cùng một số sản phẩm khác) trong vụ án mà Bộ Công an đang điều tra.

Ông Tuấn chính là người bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng, vào hồi tháng 11-2021 vừa qua.

Bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam được Công ty Việt Á cung cấp. Ảnh: Bộ Khoa học và Công nghệ.
Bộ Y tế khẳng định: Cấp phép cho bộ kit của Việt Á đúng quy định

Theo báo Người lao động, chiều 21-12, Bộ Y tế phát đi thông tin khẳng định đã thực hiện đúng quy định trong cấp phép và bảo đảm chất lượng các sinh phẩm xét nghiệm Covid-19, trong đó có kit xét nghiệm của Công ty Việt Á.

Trong thông báo về việc cấp phép và bảo đảm chất lượng các sinh phẩm xét nghiệm Covid-19, Bộ Y tế khẳng định đã thực hiện đúng quy định trong cấp phép và bảo đảm chất lượng xét nghiệm Covid-19. Với kit test của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á, Bộ Y tế khẳng định đã thực hiện đúng quy định trong cấp phép lưu hành sinh phẩm xét nghiệm.

Bộ Y tế cũng nhấn mạnh việc cấp phép của Bộ Y tế đối với sản phẩm của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á và các nhà sản xuất khác không phụ thuộc vào danh sách do Tổ chức Y tế thế giới công bố.

Bộ Y tế điều chỉnh chỉ còn 2 đối tượng trì hoãn tiêm chủng Covid-19

Ngày 21-12, Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 dành cho người từ 18 tuổi trở lên.

So với hướng dẫn được ban hành vào tháng 9-2021, theo hướng dẫn mới này, Bộ Y tế chỉ quy định hai đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng, bao gồm người đang mắc bệnh cấp tính và phụ nữ mang thai dưới 13 tuần. Trước đây, có thêm trường hợp có tiền sử rõ ràng đã mắc Covid-19 trong vòng sáu tháng.

Trong hướng dẫn mới này, Bộ Y tế vẫn phân loại người tiêm thành bốn nhóm.

  • Nhóm 1

Người đủ điều kiện tiêm chủng, là người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần của vắc-xin.

  • Nhóm 2

Người cần thận trọng tiêm chủng gồm các nhóm người phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng: Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền, bệnh mạn tính; người mất tri giác, mất năng lực hành vi; người có tiền sử giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu; phụ nữ mang thai trên 13 tuần; người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống.

  • Nhóm 3

Người trì hoãn tiêm chủng gồm đang mắc bệnh cấp tính, phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.

  • Nhóm 4

Người chống chỉ định bao gồm có tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng Covid-19 cùng loại (lần trước); có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

Người mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng không còn nằm trong nhóm trì hoãn tiêm chủng. Ảnh minh họa: Freepik

Sau khi khám sàng lọc, trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được chỉ định tiêm ngay, chỉ trì hoãn tiêm với trường hợp có ít nhất một yếu tố phải trì hoãn. Trường hợp có tiền sử phản vệ cấp độ ba, với bất kỳ nguyên nhân gì, sẽ tiêm ở cơ sở y tế có đủ khả năng cấp cứu phản vệ.

Phụ nữ mang thai trên 13 tuần tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa; không tiêm cho những người có chống chỉ định tiêm chủng.

Theo hướng dẫn, trước khi tiêm chủng, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, cần đối chiếu với hướng dẫn sử dụng vắc-xin để chỉ định loại được phép sử dụng.

Đến nay, trong các loại vắc-xin Covid-19 được Bộ Y tế phê duyệt, chỉ có vắc-xin Sputnik V là không được sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên cần được giải thích lợi ích, nguy cơ và ký cam kết nếu đồng ý tiêm và chuyển đến cơ sở có cấp cứu sản khoa để tiêm.

Minh Thảo tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Hộ chiếu vắc-xin: Lỗi nhập liệu sao bắt dân phải chịu?

0
Sau hơn hai tháng kể từ khi Việt Nam bắt đầu cấp hộ chiếu vắc-xin, hàng chục triệu người vẫn mòn mỏi chờ...

Người dân vẫn mòn mỏi chờ xác thực thông tin để...

0
Cơ quan y tế đã bắt đầu cấp hộ chiếu vắc-xin được hơn 2 tháng nhưng đến nay, nhiều người vẫn chưa được cấp....

Bộ Y tế sắp cấp hộ chiếu vắc-xin toàn quốc

0
(SGTT) - Theo yêu cầu của Bộ Y tế, từ hôm nay 8-4, các cơ sở tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 bắt đầu thực...

Lượng khách mua tour nước ngoài tăng cao, lữ hành cấp...

0
Lượng khách mua tour du lịch nước ngoài đang tăng trưởng cao. Nhiều công ty lữ hành đã tổ chức được nhiều đoàn đi...

Giá kit test nhanh Covid-19 tại TPHCM “hạ nhiệt” sau 1...

0
(SGTT) - Hiện giá bán kit test nhanh Covid-19 tại các nhà thuốc ở TPHCM đã hạ nhiệt, không còn tình trạng giá “nhảy...

Đà Nẵng: giá xét nghiệm nhanh chỉ còn 11.200 đồng

0
Đà Nẵng sẽ hỗ trợ giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong...

Kết nối