Thứ Tư, Tháng Năm 1, 2024

Vé bay cao, ít chuyến, bay nối chặng gây khó khăn cho hành khách

(SGTT) – Hầu hết các đường bay mới được hãng hàng không khai thác với tần suất 1 chuyến/ngày (theo quy định tại Quyết định 1840/QD0-BGTVT năm 2021) đã gây khó khăn cho các hành khách có mong muốn chỉ đi lại giải quyết công việc trong ngày (sáng bay đến, chiều bay về), hạn chế việc lưu trú qua đêm tại địa phương bên ngoài.

Lo sợ bị kẹt lại địa phương khác vì dịch Covid-19

Trên đây là đánh giá của Cục Hàng không Việt Nam trong văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) về đề xuất kế hoạch tiếp theo về vận chuyển khách nội địa thường lệ trong tháng 12 năm 2021 và giai đoạn tiếp theo.

Bên cạnh đó, Cục Hàng không Việt Nam cũng cho rằng tần suất đường bay trục hạn chế nên các hãng hàng không tập trung vào dải giá cao, hạn chế cơ hội để hãng hàng không đưa ra các mức giá khuyến mại, gây bức xúc về giá vé đối với hành khách.

Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay giá vé máy bay thẳng rẻ nhất trên đường bay trục TPHCM – Hà Nội tại trang traveloka.com có giá 2.544.000 đồng/chặng với hãng Bamboo Airways; 3.075.000 đồng/chặng với hãng Vietnam Airlines; 2.554.530 đồng/chặng với hãng VietJet Air.

Còn đối với các vé bay nối chuyến trục TPHCM – Hà Nội giá vé từ 1.550.000 đồng- 2.883.000/chặng với hãng Vietnam Airlines tùy thuộc vào địa điểm quá cảnh của chuyến bay như Vinh, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, Đà Nẵng.

Theo phản ánh của nhiều hành khách hiện nay, giá vé đang cao hơn so với trước đây. Ngoài ra, việc hạn chế chuyến bay cũng khiến cho nhiều người có ít lựa chọn bay hơn. “Chuyến bay tần suất ít, phải bay nối chuyến khiến tôi tốn nhiều thời gian dù có công việc gấp nên tôi cảm thấy khá phiền”, một hành khách vừa bay chặng Hà Nội – TPHCM, chia sẻ.

Tương tự, anh Vũ Minh Trí, 25 tuổi, ở quận 12, TPHCM, cho biết sắp tới anh có chuyến công tác tại Hà Nội nhưng khi nhìn vào hành trình bay, giá vé chưa hợp lý nên đang đắn đo việc tạm dời việc công tác vào thời gian sau đó.

“Hiện tại mình thấy tình hình dịch bệnh chuyển biến rất nhanh nên việc các hãng hàng không chỉ khai thác tần suất 1 chuyến/ngày khiến những người thường xuyên đi công tác như mình lo lắng vì sợ bị kẹt lại tại một địa phương khác”, anh Trí nói thêm.

Thống kê của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy từ ngày 21-10 đến 18-11, bốn hãng hàng không Việt Nam đã tổ chức khai thác 44 đường bay nội địa tới toàn bộ 22 cảng hàng không của Việt Nam với tổng cộng 2.207 chuyến bay khứ hồi (4.414 chặng bay) với tổng lượng khách vận chuyển đạt 446.805 hành khách, hệ số sử dụng (HSSD) ghế trung bình 54,4%.

Cụ thể, tính riêng 2 tuần gần đây, từ ngày 4 đến 10-11 vận chuyển 129.500 khách với HSSG ghế trung bình 60,3%, từ ngày 12 đến 18-11 vận chuyển 130,5 nghìn khách với HSSG ghế trung bình 59,1%.

Đối với từng đường bay, Hà Nội – TPHCM (HAN-SGN) là đường bay có HSSD ghế trung bình cao nhất với tỷ lệ liên tục đạt trên 90%, tiếp theo là Hà Nội – Đà Nẵng/Phú Quốc, TPHCM/Phú Quốc/Đà Nẵng/Nghệ An/Thanh Hóa với HSSD ghế trung bình từng đường bay từ 65 – 75% theo từng ngày khác nhau.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện cũng gặp nhiều vướng mắc. Nhu cầu giai đoạn hiện tại tập trung vào đường trục, đặc biệt là các đường bay kết nối TPHCM và các địa phương phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An nhưng tần suất vẫn đang hạn chế.

Bên cạnh đó, các quy định hiện tại mới áp dụng đến 30-11 nên các hãng hàng không khó khăn trong việc lập kế hoạch khai thác trong lịch bay mùa đông 2021/2022, đặc biệt là kế hoạch bay Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Đề xuất khai thác bình thường từ năm 2022

Cục Hàng không cũng kiến nghị đề xuất Bộ GTVT triển khai kế hoạch hoạt động vận chuyển hành khách nội địa thường lệ trong thời gian tới.

Cụ thể, tăng tần suất khai thác đường bay Hà Nội – TPHCM/Đà Nẵng và TPHCM – Đà Nẵng với các giai đoạn: Từ ngày 1 đến 14-12, khai thác với tần suất 16 chuyến khứ hồi/ngày/đường bay được phân bổ cho Vietnam Airlines 5 chuyến; Vietjet Air 5 chuyến, Bamboo Airways 3 chuyến; Pacific Airlines 2 chuyến; Vietravel Airlines một chuyến.

Từ ngày 15 đến 31-12, khai thác với tần suất 20 chuyến khứ hồi/ngày/đường bay (dự kiến phân bổ cho Vietnam Airlines 6 chuyến; Vietjet Air 6 chuyến, Bamboo Airways 4 chuyến; Pacific Airlines 3 chuyến; Vietravel Airlines một chuyến. Các đường bay khác trong thời gian nêu trên được khai thác tổng cộng không quá 9 chuyến khứ hồi/ngày/đường bay.

Cục Hàng không đề xuất từ năm 2022 toàn bộ các đường bay trở lại khai thác bình thường. Điều chỉnh quy định về chuyển giao thông tin hành khách từ ứng dụng PC-COVID trực tiếp giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và các địa phương, đồng thời bãi bỏ các quy định liên quan đến tổng hợp, chuyển giao thông tin hành khách trong nội bộ các đơn vị ngành hàng không để đảm bảo tính thống nhất, nhanh chóng, kịp thời của thông tin.

Ngoài ra, Cục cũng đề nghị Bộ GTVT bãi bỏ quy định hãng không cung cấp dịch vụ trên chuyến bay.

Minh Hoàng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ngày cuối tuần, về Đà Nẵng khám phá “bán đảo xanh”...

0
(SGTT) – Nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10km về phía Đông Bắc, bán đảo Sơn Trà là địa điểm khám...

Đà Nẵng: Đưa nông sản sạch của địa phương vào khu...

0
(SGTT) – Nông sản địa phương từ huyện miền núi Tây Giang (Quảng Nam), huyện miền núi A Lưới (Huế) hay nước mắm truyền...

Các hãng hàng không Việt Nam giảm 25 máy bay so...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo các hãng hàng không xây dựng kế hoạch...

Một chút Đà Lạt giữa lòng Đà Nẵng

0
(SGTT) – Một quán café sân vườn với không gian Đà Lạt nằm ngay trung tâm thành phố Đà Nẵng đang thu hút giới...

Bamboo Airways ngừng một số đường bay từ cuối tháng 3

0
(SGTT) - Bamboo Airways sẽ ngừng các đường bay khai thác toàn bộ hoặc một phần bằng loại máy bay Embraer E190, bao gồm...

Sắc Xuân tràn ngập các quán cà phê ở Đà Nẵng

0
(SGTT) – Những ngày giáp Tết, các quán cà phê tại Đà Nẵng đồng loạt thay màu áo mới ngập tràn không khí Tết...

Kết nối