Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024

Tiểu thương muốn có tiếng nói khi xây chợ

AN NGUYỄN (Đồng Nai) –

Nhiều khu chợ mới xây ở tỉnh Đồng Nai, nơi tôi sống bị bỏ hoang. Một trong các lý do là tiểu thương không vào thuê sạp chợ, hoặc vì giá thuê quá cao, hoặc vì không thuận tiện cho người bán. Đa phần tiểu thương cảm thấy bức xúc vì khi xây chợ họ hoàn toàn không được có ý kiến, trong khi họ là chủ thể bán hàng chính ở chợ mới.

Cách nhà tôi không xa, lâu nay có một ngôi chợ chồm hổm chuyên bán hàng cho công nhân ở các khu công nghiệp gần đó. Mới đây, ở vị trí này, Nhà nước muốn xây dựng một ngôi chợ hoàn chỉnh để thay thế, nhưng lại vấp phải sự phản kháng của tiểu thương.

Theo các tiểu thương, họ phản ứng vì tiếng là xây chợ cho các tiểu thương nhưng từ lúc đề ra kế hoạch cho tới khi thi công những tiểu thương tại đây không ai được đóng góp bất kỳ ý kiến nào, điều này dẫn đến tình trạng không có sự “ăn khớp” giữa chủ đầu tư và người bán. Các tiểu thương cũng cho rằng ngôi chợ mới này gặp phải các vấn đề như cách phân khu chưa hợp lý, đường đi không thuận tiện, hệ thống cống nước, khu chứa rác chưa cân xứng với quy mô chợ…

Một ngôi chợ khác do chủ đầu tư tư nhân xây dựng hiện cũng bỏ hoang đến ba phần tư diện tích, vì tiểu thương cho rằng nhà lồng chợ quá chật hẹp, quá nóng. Cuối cùng, mục đích tạo ra sự sạch đẹp, khang trang cho ngôi chợ cũng như khu vực xung quanh đã không đạt được. Bởi, thay vì tiểu thương vào chợ buôn bán thì lại tràn ra hai bên vỉa hè, gây ra tình trạng mất trật tự công cộng, ảnh hưởng đến sự an toàn của người đi đường.

Có thể nói, việc xóa bỏ những ngôi chợ cóc, chợ tạm để xây lên một ngôi chợ khang trang, sạch sẽ là điều cần thiết, vì khi đó, sẽ có ban quản lý chợ, tiểu thương cũng đăng ký kinh doanh đầy đủ nên việc kiểm soát chất lượng hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ được thực hiện tốt hơn. Tuy nhiên, để có được một ngôi chợ như thế thì nhà đầu tư trước khi xây, sửa chợ nên khảo sát, thăm dò nhu cầu tiểu thương, trong đó tiếng nói của họ góp ý về việc xây chợ đáng được lắng nghe.

Ngoài ra, trước khi có được ngôi chợ hoàn chỉnh, nên có một kế hoạch buôn bán tạm thời nào đó để tạo điều kiện cho các tiểu thương duy trì, ổn định kinh doanh giúp họ an tâm lo cho cuộc sống, lúc đó họ sẽ mừng vì có ngôi chợ mới thay vì bức xúc như thực tế hiện nay.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Chuyện những tiểu thương đưa chợ truyền thống lên… mạng

0
Lượng khách đến chợ truyền thống đang giảm do thói quen mua sắm của khách hàng đã khác trước. Thay vì ra chợ, nhiều...

Giá thịt heo tăng: quán ăn “đắn đo” giữ giá, tiểu...

0
(SGTT) – Khoảng một tháng trở lại đây, các tiểu thương ở chợ truyền thống TPHCM cho biết thịt heo bắt đầu lên giá...

Sân chơi có mặt tiểu thương

0
Vũ Yến Để đưa rau quả Việt Nam đi ra nước ngoài, bên cạnh các doanh nghiệp nông sản còn có sự góp mặt của...

Tiểu thương “học” buôn, “học” bán

0
Phong cách giao tiếp, bán hàng của tiểu thương tại nhiều ngôi chợ truyền thống hiện đang thay đổi theo hướng tích cực hơn...

Kết nối