Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Tiệm hủ tiếu hơn 70 năm với tấm bảng hiệu giá ngàn đô

(SGTTO) – Bên cạnh thức ăn ngon, tiệm hủ tiếu Thanh Xuân còn gây ấn tượng với tấm bảng hiệu mang đậm nét Sài Gòn xưa. Bảng hiệu này từng được nhiều du khách nước ngoài thích thú và trả giá cả ngàn đô la để mua lại nhưng chủ tiệm nhất định không bán.

Nằm trên đường Tôn Thất Thiệp, gần chùa Chà Và (quận 1) có một tiệm hủ tiếu tên là Thanh Xuân. Theo chủ quán đời thứ ba, cũng như những người dân lâu năm ở đây cho biết, quán do ông Đỗ Văn Khuê, một giáo viên người Mỹ Tho chạy giặc lên Sài Gòn mở ra. Khi lưu lạc đến đây, ông được người Chà Và cho ở tạm trong nhà, sau đó, ông dựng xe hủ tiếu ở đầu hẻm vừa coi nhà cho mọi người, vừa có thêm thu nhập.

Bảng hiệu giá ngàn đô của quán.

Khách đến quán, khi thưởng thức món, thỉnh thoảng lại ngước đầu nhìn lên tấm bảng hiệu đã ngả màu cháo lòng. Dưới sự tác động của thời gian, những con chữ vẽ trên bảng hiệu cũng không rõ nét như trước, có chữ mất hẳn, song, bà Tươi, vợ ông Thanh Xuân không giấu được sự tự hào: “Nhiều du khách nước ngoài hỏi mua tấm bảng hiệu này lắm, trả giá cả ngàn đô la nhưng hai vợ chồng tôi quyết định không bán mà giữ lại cho con cháu”.

Nói là giữ tấm bảng hiệu, song, đó cũng là giữ lại quán ăn, giữ lại công thức gia truyền và cái nghề của gia đình. Bởi đôi lúc, người Sài Gòn xa xứ, thỉnh thoảng ghé lại quán cũng vì nhớ cái vị, chút ký ức của thời thơ ấu.

Danh sách món tại quán khá nhiều như mì vàng, hủ tiếu thịt bằm, hủ tiếu tôm, hủ tiếu cua và đều phục vụ theo hai phương án khô và nước để thực khách lựa chọn. Và nếu lúc gọi món, bạn không nói rõ mình muốn gì, thì người bán sẽ mặc định phục vụ món hủ tiếu nước với giá 35.000 đồng/tô.

Tô hủ tiếu đặc biệt với nước sốt đặc trưng.

Tô hủ tiếu nước tại quán khá “đủ đầy” với hủ tiếu, thịt thà, nước dùng và rau sống. Nói như vậy, bởi nếu yêu cầu hủ tiếu khô, bạn sẽ được phục vụ hẳn một mâm gồm chén nước dùng, rau, đĩa bánh pa-tê-sô và tô bánh hủ tiếu.

Mỗi món trong khẩu phần ăn có màu sắc khác nhau nên càng hấp dẫn, trong đó, thú vị nhất phải kể đến phần sốt có độ sệt cùng màu nâu đỏ đi kèm trong tô hủ tiếu. Nước sốt có vị chua thanh, vừa miệng. Nước sốt của quán ăn được nấu theo công thức gia truyền và rất nhiều thực khách đến quán chỉ vì “lâu lâu lại thèm nó”.

Mỗi ngày, quán làm khoảng 100 cái bánh pa-tê-sô và nếu hết, sẽ không làm thêm.

Hỏi ông Xuân Thanh, chủ đời thứ ba của quán, thì được biết, món nước sốt này có công thức khá đơn giản. Song, vào bếp, hỏi cô Hoa Cúc, người sẽ là chủ nhân đời thứ tư của quán thì được biết là “khá phức tạp”.

Nồi nước dùng thơm ngọt.

Quán hủ tiếu Thanh Xuân ở địa chỉ 62 Tôn Thất Thiệp, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM. Quán bán từ 6:00 -17:00 hằng ngày, giá từ 35.000 đồng/tô.

Lâm Khải

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Gặp ông chủ Phúc Mãn Lầu nổi tiếng với món vịt...

0
(SGTT) – Nổi tiếng trên mạng xã hội và giới yêu thích vịt quay ở TPHCM, anh Trương Ngọc Ẩn, chủ thương hiệu Phúc...

Tiệm phá lấu giò heo khè nước dừa ngày bán gần...

0
(SGTT) - Anh Nguyễn Văn Tâm, 58 tuổi, quê tại Kiên Giang, chủ tiệm phá lấu gia truyền khiến nhiều thực khách mê mẩn...

Tò mò quán lẩu bò hơn 30 năm, ngày đón khách...

0
(SGTT) - Anh Nguyễn Cường, ngụ tại quận 8, chủ quán lẩu bò gia truyền 123 bật mí về tủ nguyên liệu bắt mắt,...

Đổi vị với cơm – buffet rau sau tết

0
(SGTTO) - Thay vì phải ra chợ mua nhiều loại rau và chế biến tốn thời gian, thực khách chỉ cần trả 75.000 đồng...

Tiệm bánh cuốn ngọt trên đường Hồ Thị Kỷ bán trăm...

0
(SGTTO) - Quán bánh cuốn ngọt của cô Hiền nằm ngay mặt tiền đường Hồ Thị Kỷ. Khách đi ngang thấy chiếc tủ nhỏ...

Cơm tấm chả trứng muối bán mỗi ngày 3 tiếng đồng...

0
(SGTTO) - Trong rất nhiều phiên bản cơm tấm có mặt ở TPHCM, cơm tấm Ba Há (quận 8) gây ấn tượng riêng với...

Kết nối