Thứ Sáu, Tháng Năm 3, 2024

Thúc đẩy tiêu thụ đặc sản từ du lịch nông thôn

(SGTT) – Phát triển du lịch nông nghiệp – nông thôn gắn với tiêu thụ sản phẩm OCOP, tức “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” tại các địa phương góp phần nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống người dân mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của từng địa phương.

Nhằm đánh giá thực trạng phát triển du lịch nông thôn tại các địa phương và đề xuất các giải pháp xúc tiến thương mại, Báo Nông nghiệp Việt Nam và Trung tâm Phát triển Nông thôn – Saemaul Undong thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM phối hợp tổ chức diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp – nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP”. Diễn đàn sẽ được diễn ra vào ngày 22-9 tới đây tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM.

Diễn đàn lần này là kênh kết nối các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch với các địa phương, để cùng nhau thảo luận, đề xuất các giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và phát triển các hoạt động du lịch nông thôn đi vào chiều sâu. Khi du lịch nông nghiệp, nông thôn phát triển thì rất cần những đặc sản của địa phương. Vì vậy ban tổ chức diễn đàn cho rằng phát triển du lịch nông thôn đồng thời thực hiện mục tiêu kép phát triển kinh tế nông nghiệp.

“Sản phẩm OCOP là niềm tự hào của mỗi cộng đồng, mỗi người dân sống tại địa phương đó về sản phẩm của họ, khi du lịch phát triển sẽ giúp cho tiêu thụ sản phẩm nông sản được tốt hơn”, tiến sĩ Ngô Thị Thu Trang, Phó giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn – Saemaul Undong nói.

Khi những loại hình du lịch ở nông thôn phát triển, có ý nghĩa góp phần tạo tiềm lực kinh tế nông thôn, tạo kế sinh nhai cho người dân từng vùng, tận dụng những cảnh quan. Do đó phát triển du lịch nông thôn là kết nối giá trị từ giá trị kinh tế đến giá trị văn hóa, có thể giải quyết các những vấn đề di dân một vấn đề được xã hội quan tâm, bà Trang cho biết thêm. 

Nhân dịp này, ban tổ chức cũng khánh thành “Không gian OCOP Nhân văn”, đây sẽ là nơi  tôn vinh nông sản đặc trưng từ các địa phương. Không gian OCOP Nhân văn sẽ còn là nơi để các doanh nghiệp được chia sẻ câu chuyện về sản phẩm địa phương mình. 

Ngọc An

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Khách Tây đội mưa xuống đồng cấy lúa ở Hội An

0
(SGTT) - Sáng 2-1, tại cánh đồng An Mỹ, phường Cẩm Châu, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, UBND thành phố Hội An...

Để sự kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp bền...

0
Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn đang là từ khóa được tìm kiếm nhiều hiện nay. Tuy nhiên, theo...

Đón chờ tọa đàm phát triển du lịch nông thôn ven...

0
(SGTT) - Với mong muốn tạo ra không gian chia sẻ những vấn đề, câu chuyện liên quan đến phát triển du lịch, đặc biệt...

Hậu Giang bàn cách phát triển du lịch nông nghiệp ở...

0
(SGTT) - Với 32 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cùng nền nông nghiệp trù phú, Thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đã...

Làng du lịch đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long...

0
Làng du lịch Mỹ Khánh là sản phẩm du lịch đầu tiên ở Cần Thơ cũng là đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu...

Du lịch xanh với những bữa ăn tuần hoàn

0
(SGTT) - Thu gom rác, phân loại, tái chế thành phân hữu cơ để bón cho vườn rau, sau đó thu hoạch các loại...

Kết nối