Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Thành lập mạng lưới các doanh nghiệp tiên phong vì năng lượng tái tạo

(SGTTO) – Sáng nay (10-12) tại Hà Nội, Mạng lưới các Doanh nghiệp tiên phong vì năng lượng tái tạo (VCEL) được chính thức giới thiệu trong khuôn khổ Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển Bền vững Việt Nam 2020. Sáng kiến mới này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy doanh nghiệp dịch chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Đây là sáng kiến được đồng sáng lập bởi Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) và Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam, thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Sáng kiến Thúc đẩy Đầu tư Năng lượng Sạch (CEIA).

Mạng lưới được thành lập nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp tại Việt Nam phát triển bền vững thông qua sử dụng năng lượng tái tạo, từ đó tạo vị thế mạnh hơn trong một thị thường đầy tính cạnh tranh như Việt Nam.

năng lượng tái tạo
Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển các loại năng lượng tái tạo. Ảnh: Hoàng Minh.

Mạng lưới này cũng nhằm thúc đẩy sự tham gia và hỗ trợ doanh nghiệp khai thác các cơ hội và tiềm năng về năng lượng tái tạo. Từ đó, giúp Việt Nam giảm phát thải nhằm đáp ứng mục tiêu của Thỏa thuận Paris, tạo ra việc làm xanh và thúc đẩy chuyển dịch sang một nền kinh tế xanh hơn có sử dụng năng lượng tái tạo.

VCEL sẽ tạo ra một cộng đồng doanh nghiệp để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và bài học; cung cấp thông tin thị trường và kiến thức chuyên môn để hỗ trợ quá trình ra quyết định và nâng cao nhận thức cũng như năng lực về năng lượng tái tạo.

Ngoài ra, mạng lưới này cũng giúp xây dựng các mối quan hệ vững chắc để đưa tiếng nói chung và nhu cầu của người mua vào trong quá trình ra quyết định, thông tin cho các doanh nghiệp về các cơ hội tài chính xanh và ông nhận doanh nghiệp là đơn vị tiên phong về năng lượng khi đưa ra và thực hiện những cam kết bền vững.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng thư ký kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam — Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết, trong những năm gần đây, chính sách nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển năng lượng tái tạo nhưng vẫn còn nhiều thách thức cho các công ty đang có nhu cầu ngày một tăng về nguồn năng lượng tái tạo. VCEL sẽ tập hợp các doanh nghiệp, chuyên gia, tổ chức tài chính và nhà đầu tư để cùng nhau vượt qua các rào cản, xây dựng một tương lai năng lượng tái tạo cho Việt Nam.

Năng lượng tái tạo
Công nhân lắp đặt điện mặt trời trên mái một cao ốc tại TPHCM. Ảnh: Ngọc Hiển.

Còn theo Tiến sĩ Benjamin Rawson, Giám đốc Bảo tồn và Phát triển Chương trình, WWF Việt Nam, mạng lưới các doanh nghiệp tiên phong vì năng lượng tái tạo chào mừng tất cả cả các công ty quốc tế và nội địa và ngân hàng tại Việt Nam với tham vọng về năng lượng tái tạo. Qua đó, cùng theo đuổi mục tiêu về một tương lai nhiều doanh nghiệp hơn sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.

Thông thường, năng lượng chỉ được xem là một khoản chi phí cần quản lý, ngay cả ở những công ty lớn đang bỏ ra hàng triệu đô la hoặc hơn thế mỗi năm cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều công ty nhìn nhận năng lượng tái tạo như một giải pháp giá cả phải chăng mang đến lợi thế cạnh tranh trong một thị trường toàn cầu khi khách hàng và cộng đồng đang đòi hỏi nhiều hơn về sản xuất xanh và bảo vệ môi trường.

Việc khai thác năng lượng tái tạo (không bao gồm thủy điện) đang phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, đạt khoảng 12,5% tổng nguồn điện và vượt xa mục tiêu đặt ra trong Quy hoạch Điện VII điều chỉnh của Việt Nam. Theo báo cáo “Kịch bản Bền vững cho ngành Điện” của WWF, vận hành bằng 100% năng lượng tái tạo trước 2050 là hoàn toàn khả thi đối với Việt Nam.

Một số thành viên hiện tại của VCEL hiện bao gồm Adidas, DEEPC, EnergyEstate, H&M, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Lục Đông, Puma, TPSC… Tất cả các công ty này đều cam kết sẽ triển khai các hành động cụ thể để hỗ trợ việc khai thác Năng lượng tái tạo.

UBND TP.HCM mới đây cũng đã có chủ trương triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái trụ sở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, cho rằng việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà các trụ sở công là phù hợp với chủ trương phát triển nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo của Chính phủ và thành phố.Việc này cũng góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cũng như bảo vệ môi trường gắn liền với mục tiêu giảm phát khí thải nhà kính cho thành phố. UBND TPHCM giao Sở Công thương phối hợp với Sở Khoa học – Công nghệ cùng các đơn vị liên quan rà soát, phân tích đánh giá kết quả việc thực hiện thời gian qua.

Nam Bình

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Trao ‘hộ chiếu xanh’ khi du lịch xứ dừa

0
(SGTT) - Đã có 15 du khách được trao "hộ chiếu xanh" (passport Net Zero) khi tham gia tour “Net Zero tours Bến Tre”...

Người dân Nhà Bè thức đêm làm du lịch

0
(SGTT) - Không huyên náo như tại trung tâm TPHCM, về huyện Nhà Bè ban đêm rất êm ắng, thanh bình, tưởng chẳng có...

Rác thải nhựa làm khổ doanh nghiệp du lịch

0
(SGTT) - "Có một thực tế không muốn nói ra nhưng vẫn phải nói, chúng tôi đã từng bước hạn chế chất thải nhựa...

Cùng doanh nghiệp lữ hành định hình ‘du lịch có trách...

0
(SGTT) - “Được cho là ‘ngành công nghiệp không khói’ nhưng du lịch vẫn có thể xấu đến môi trường tự nhiên. Rác thải,...

Diêm dân bắt tay làm du lịch nơi ấp đảo Thiềng...

0
(SGTT) – Với sự “bắt tay” giữa nghề làm muối truyền thống và phát triển du lịch cộng đồng, năm 2023, ấp đảo Thiềng...

Đi tìm diện mạo du lịch có trách nhiệm trong doanh...

0
(SGTT) - "Đi tìm diện mạo du lịch có trách nhiệm trong doanh nghiệp lữ hành" là chủ đề của gặp gỡ và tọa...

Kết nối