Chủ Nhật, Tháng mười một 3, 2024

Thắc mắc mùa dịch: Các bước chăm sóc, hỗ trợ F0 điều trị tại nhà

(SGTT) - Người mắc Covid-19 điều trị tại nhà cần theo dõi các triệu chứng, tự chăm sóc bản thân, bảo vệ những người sống cùng, sử dụng máy đo huyết áp, theo dõi SpO2 và dự phòng một số loại thuốc thiết yếu.

Hiện nay, trên các trang mạng xã hội xuất hiện hàng loạt bài thuốc và những hướng dẫn vô căn cứ trong điều trị Covid-19 tại nhà. Những phương pháp chữa trị không có khoa học, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị bệnh, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.

Để bệnh nhân mắc Covid-19 nắm rõ hơn phương pháp đúng khi điều trị tại nhà, dưới đây là hướng dẫn của ThS. BS Đoàn Nhật Trung, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, từng tham gia tư vấn và điều trị khỏi cho nhiều bệnh nhân mắc Covid-19.

1. Chuẩn bị

Bệnh nhân mắc Covid-19 đang thực hiện cách ly và điều trị tại nhà nên có một bác sĩ riêng, đầy đủ kinh nghiệm để sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết. Ngoài ra, người bệnh nên có máy đo SpO2, nhiệt kế, máy đo huyết áp và một số loại thuốc thiết yếu ngay tại nhà.

2. Triệu chứng

Virus SARS-CoV-2 gây ra các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau mình, ho, khạc đàm, khó thở, tiêu chảy, ói, mất vị giác. Trường hợp bị nặng có thể xuất hiện tình trạng: rối loạn đông máu, viêm cơ tim, nồng độ oxy bảo hòa mao mạch thấp dẫn đến làm giảm SpO2...  cần phải nhập viện ngay lập tức.

Bên cạnh đó, bệnh nhân trong giai đoạn trở nặng sẽ xuất hiện những dấu hiệu như chỉ số SpO2 đang tụt dần đến 94%, nhịp thở tăng trên 25 lần/phút, nhịp tim trên 120l/ phút hoặc dưới 50l/p, huyết áp thấp dưới 90mmHg... Người nhà cần liên lạc với nhân viên y tế để cấp cứu kịp thời.

Bệnh nhân ở nhà tuyệt đối không nên tự ý sử dụng những thuốc diệt virus, chống đông, phải có chỉ định của các bác sĩ điều trị tại bệnh viện.

3. Phương pháp điều trị F0 tại nhà

Theo BS Nhật Trung cho biết “Vấn đề cơ bản là điều trị triệu chứng, hỗ trợ và đề phòng bội nhiễm, cũng như diễn tiến nặng đối với bệnh nhân mắc Covid-19”. Những hướng dẫn sử dụng thuốc khi điều trị tại nhà:

  1. Nếu xuất hiện triệu chứng ho, sốt cao khó hạ, khó thở nhiều nên sử dụng thuốc kháng sinh - Azithromycin sẽ có hiệu quả nhanh, cách sử dụng thuốc đơn giản. Bệnh nhân có thể sử dụng các kháng sinh thông thường khác cho đường hô hấp, lựa chọn loại phù hợp với cơ địa, ít bị kháng thuốc.
  2. Kháng viêm: Loại thuốc không được tự ý dùng, phải có chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng. Corticoid phải dùng đúng thời điểm (không được dùng quá sớm, cũng như không để quá muộn). Trường hợp cần đến hỗ trợ của loại thuốc này nên chia liều theo 2/3 sáng và 1/3 chiều để phù hợp sinh lý cơ thể.
  3. Bệnh nhân nên dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trên 38,5 độ C, thực hiện các biện pháp không dùng thuốc như xông, lau mát tích cực... để giãn số lần sử dùng thuốc. Thời điểm này, bác sĩ điều trị có thể cân nhắc phối hợp Ibuprofen để tránh tác dụng phụ. Với thuốc sốt, bệnh nhân luôn ghi nhớ nhớ câu “Khi có sốt thì dùng, không sốt thì ngưng”.
  4. Khi có triệu chứng ho nên dùng các loại thuốc ho thông thường kết hợp rửa mũi, súc họng và kháng histamin. Bệnh nhân thực hiện các bài tập thở lưu ý, khi thở ra phải thả lỏng cho khí tự vào cơ thể, không nên hít mạnh sẽ kích thích ho.
  5. Tiêu chảy phải cung cấp nước là chính, có thể sử dụng thêm thuốc Smecta nếu đi ngoài nhiều lần
  6. Các thuốc diệt virus, chống đông tuyệt đối không nên tự ý dùng tại nhà, phải có chỉ định của bác sĩ điều trị tại bệnh viện.
  7. Bệnh nhân khó thở nên được theo dõi SpO2 liên tục, thực hiện tập thở, có tư thế nằm đúng cách để ít hao tốn năng lượng kết hợp rửa mũi để thoáng đường thở. Trường hợp SpO2 tụt dần về mức 94%, phải báo gấp với bác sĩ điều trị.

4. Thuốc dự phòng (đề nghị) cho người lớn thuộc diện F0 tại nhà

Bệnh nhân nên mua các loại thuốc dự phòng và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.

  • Azithromycin 500mg (6 viên)
  • Methyl Prednisolon 4mg (15 viên)
  • Acetaminophen 500mg (20 viên)
  • Loratadin 10mg (10 viên)
  • Tragutan/Euca/Terpin (30 viên)
  • Omeprazol 20mg (10 viên)
  • Vitamin C 1g (10 viên)
  • Nacl 0,9% 1000ml (2 chai)

Minh Thảo

Nội dung hướng dẫn mang tính phổ biến dành cho 80% tổng ca F0 có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, vẫn có thể tự ăn uống, chưa cần hỗ trợ bằng các phương pháp thở oxy có thiết bị… dựa theo tầng 1 - hệ thống phân tầng điều trị Covid-19 của Bộ Y tế vào ngày 13- 8-2021.

Sài Gòn Tiếp Thị thông qua chuyên mục “Thắc mắc mùa dịch” sẽ là cầu nối để bác sĩ, chuyên gia y tế giải đáp các thắc mắc từ bạn đọc một cách nhanh chóng và chính xác. Bạn đọc có câu hỏi cần giải đáp hãy bình luận (comment) ngay dưới các bài viết thuộc chuyên mục này hoặc gửi mail về cho chúng tôi qua email admin@sgtiepthi.vn, hoặc gửi câu hỏi qua fanpage của báo.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Việt Nam bắt đầu tiêm vắc-xin sốt xuất huyết

0
Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa chính thức triển khai tiêm vắc-xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4...

Lượng hàng tồn trên thế giới tăng gần 30% so với...

0
(SGTT) - Lượng hàng tồn trên toàn cầu đạt 2.200 tỉ đô la vào tháng 3-2023, mức cao nhất trong 10 năm. Đến tháng...

Chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

0
Trong phiên họp thứ 20 diễn ra chiều 3-6, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất chuyển bệnh Covid-19 từ...

Các loại vaccine phòng Covid-19 “made in Vietnam” giờ ra sao?

0
(SGTT) - Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, các công ty trong nước tham gia quá trình nghiên cứu và phát...

Đà Nẵng: Chợ Hàn hút du khách trở lại sau hai...

0
Chợ Hàn – ngôi chợ truyền thống tại Đà Nẵng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến – bắt đầu thu...

Khi nào đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc?

0
Hôm 5-5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với đại...

Kết nối