Thứ Ba, Tháng Năm 14, 2024

Ở đâu ô nhiễm không khí cao nhất?

Nếu bạn sống ở Sài Gòn mà thường xuyên có cảm giác tức ngực, khó thở hay khó chịu ở mắt không rõ nguyên nhân, thì bạn không thể loại trừ đó là do ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí. Trong số vài “điểm lợi” bất ngờ của đại dịch Covid-19 mang lại là chất lượng không khí được cải thiện do con người ít đi lại, thực hiện ít hoạt động kinh tế hơn.

Tuy nhiên, đến nay, bên cạnh điều đáng mừng là các sinh hoạt xã hội, sinh hoạt kinh tế đang dần hồi phục sẽ xuất hiện trở lại một mối lo, tuy đã cũ tại TPHCM nhưng chưa bao giờ giảm được mức độ nguy hiểm đối với sức khỏe người Sài Gòn. Đó là ô nhiễm không khí.

Ảnh: EPA

Chỉ số chất lượng không khí (Air Quality Index) dựa trên hàm lượng bụi mịn PM2.5 (Particulate Matter 2.5 – các hạt bụi mịn có kích thước nhỏ hơn 2,5 micron, môt phần triệu mét, lơ lững trong không khí) được IQAir, một tổ chức theo dõi chất lượng không khí có trụ sở tại Thụy Sĩ, ghi nhận tại nhiều địa điểm ở gần 6.500 thành phố khắp nơi trên thế giới.

Ở đâu ô nhiễm không khí nhất thế giới?

IQAir vừa công bố Báo cáo chất lượng không khí thế giới 2021, trong đó xếp hạng 118 quốc gia và vùng lãnh thổ với thứ tự từ ô nhiễm không khí cao nhất đến thấp nhất.

Theo đó, nước ô nhiễm nhất thế giới trong báo cáo này là Bangladesh, vốn đã chiếm “ngôi vương” trên toàn thế giới suốt bốn năm liền liên tiếp. Và điều đáng buồn hơn đối với chúng ta là người dân châu Á ở các nước Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á đang phải gánh chịu nồng độ bụi mịn PM2.5 trong mỗi mét khối không khí thuộc loại cao nhất thế giới tính theo dân số(1), nghĩa là chúng ta nằm trong số nhân loại đang phải hít bụi nhiều nhất trên toàn cầu.

Nguồn: https://www.iqair.com/world-most-polluted-countries

Trong khi đó, trang tin news18.com của Ấn Độ dẫn nguồn IQAir gọi thủ đô New Delhi của họ là “thủ đô ô nhiễm (không khí) của thế giới”(2). Các vị trí tiếp theo sau New Delhi lần lượt theo thứ tự từ thứ hai đến thứ năm gồm Dhaka (Bangladesh), N’Djamena (Cộng hòa Chad), Dushanbe (Tajikistan) và Muscat (Oman).

Ấn Độ còn giữ một “kỷ lục thế giới không chính thức” khác. Chỉ riêng quốc gia này đã “đóng góp” 35 thành phố vào danh sách 50 thành phố ô nhiễm nhất toàn cầu năm 2021, theo IQAir(3).

Nguồn: https://www.businesstoday.in/latest/trends/story/new-delhi-most-polluted-capital-no-country-met-who-standard-in-2021-report-326884-2022-03-22

Đáng lo không kém là chỉ có 3% các thành phố trên thế giới đạt được tiêu chuẩn chất lượng không khí hàng năm dưới 5 µg/m3 do Tổ chức Sức khỏe thế giới công bố. Và không một quốc gia nào trên toàn cầu đạt được chỉ tiêu này.

Ở đâu ô nhiễm không khí nhất Việt Nam?

Theo bảng xếp hạng của IQAir, Việt Nam đứng thứ 36 (xin lưu ý bảng xếp hạng này sắp các quốc gia theo thứ tự ô nhiễm không khí từ cao xuống thấp), xếp thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Myamar (hạng 31), và xếp trên Lào (41), Thái Lan (45), Mã Lai (50), Philippines (65) và Singapore (75).

Ngoài ra, trên https://www.iqair.com/vi/vietnam có thể tìm thấy thành phố có chất lượng không khí tệ nhất Việt Nam năm 2021. Đó là thành phố Thái Nguyên thuộc tỉnh Thái Nguyên. Bảng bên dưới của IQAir cho thấy năm 2021, Thái Nguyên có hàm lượng PM2.5 trung bình năm là 144 µg/m3. Trong khi đó, thành phố có không khí sạch nhất Việt Nam năm 2021 theo IQAir là thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh với hàm lượng PM2.5 trung bình năm là 44 µg/m3, chỉ một phần ba so với Thái Nguyên.

Đến đây, cũng xin đăng lại danh sách các địa điểm có chất lượng không khí tốt nhất và tệ nhất tại Việt Nam do IQAir đo được vào lúc 6 giờ 4 phút sáng nay, 28-3-2022.

Nguồn: https://www.iqair.com/vi/vietnam
Nguồn: https://www.iqair.com/vi/vietnam

TPHCM cũng thường xuyên nằm trong danh sách các thành phố có mức độ ô nhiễm không khí cao tại Việt Nam. Có ba nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí tại Sài Gòn, bao gồm hoạt động giao thông, sản xuất công nghiệp và xây dựng. Trong số này, các phương tiện cơ giới giao thông đường bộ là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất. TPHCM hiện có hơn 10 triệu phương tiện loại này, gồm 7,6 triệu xe gắn máy, 700.000 xe hơi, và xe từ nơi khác đến lưu thông(4).

Muốn giảm ô nhiễm không khí, không gì khác hơn là phải giảm các loại phương tiện này. Nhưng đây quả thật là vấn đề nan giải, khi có dịp chúng ta sẽ bàn trong một bài viết khác.

Quỳnh Thư

Theo KTSG Online

————-

(1)https://caribbeannewsroundup.com/asians-breathing-worlds-most-dangerous-air/

(2)https://www.news18.com/news/india/delhi-most-polluted-capital-in-world-in-2021-india-home-to-11-of-15-most-polluted-cities-in-asia-4897913.html

(3)https://www.businesstoday.in/latest/trends/story/new-delhi-most-polluted-capital-no-country-met-who-standard-in-2021-report-326884-2022-03-22)

(4)https://vnexpress.net/ba-nguyen-nhan-o-nhiem-khong-khi-o-tp-hcm-3994147.html

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Sáng kiến Điểm đến An toàn cùng doanh nghiệp phát triển...

0
(SGTT) - Sáng kiến Điểm đến An toàn do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức và vận hành, chương trình đang cùng...

Khi rau xanh không chỉ để ăn

0
(SGTT) - Không chỉ cung cấp thực phẩm hữu cơ, an toàn, những vườn rau xanh mướt tại các khu nghỉ dưỡng đang dần...

Các tour du lịch định hướng ‘xanh’ ngày càng được ưa...

0
(SGTT) - Những năm gần đây, du lịch xanh tại TPHCM đang phát triển mạnh và được nhiều du khách ủng hộ, đặc biệt...

Sáng kiến Điểm đến An toàn: Đồng hành cùng doanh nghiệp...

0
(SGTT) - Ngày 5-4, tại TP Châu Đốc, An Giang, chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn của Tạp chí Kinh tế Sài...

Nhà hàng tại Quảng Nam nỗ lực làm du lịch xanh

0
(SGTT) - Tại Quảng Nam, một số doanh nghiệp đang hướng đến việc đầu tư cho du lịch xanh, bền vững, trong đó có...

Trao ‘hộ chiếu xanh’ khi du lịch xứ dừa

0
(SGTT) - Đã có 15 du khách được trao "hộ chiếu xanh" (passport Net Zero) khi tham gia tour “Net Zero tours Bến Tre”...

Kết nối