Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024

Những vụ tai nạn đáng tiếc từ leo núi, chạy bộ địa hình

(SGTT) – Mặc dù tiềm ẩn rủi ro, thậm chí thiệt mạng do thời tiết khắc nghiệt nhưng nhiều vận động viên vẫn tham gia giải chạy ultra trail (chạy bộ kết hợp leo núi, địa hình) một phần vì thử thách thú vị, thách thức nghị lực, sự kiên định và ý chí của bản thân.
Tiềm ẩn nhiều rủi ro
Khác với chạy bộ truyền thống, chạy trail là hình thức chạy đường mòn kết hợp với leo núi, đồi… Nó yêu cầu kỹ thuật và nguyên tắc nhiều hơn, chịu nhiều yếu tố tác động như môi trường, địa hình, thời tiết. Chính vì vậy, chạy trail là một thử thách nguy hiểm ngay cả đối với những người thường xuyên tập luyện.
Mới đây, thảm họa thương tâm tại Trung Quốc khiến 21 vận động viên chạy ultramarathon tử nạn đã gây chấn động trong giới thể thao. Giải này được tổ chức tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc hôm 22-5, khi các vận động viên tranh tài ở cự ly 100km qua địa hình hiểm trở. Không may, các hiện tượng thời tiết bất ngờ như mưa đá, gió lốc và nhiệt độ hạ xuống mức đóng băng đã bao phủ và nhấn chìm đường đua, cướp đi sinh mạng của 21 vận động viên tham gia giải chạy.
Các vận động viên tham gia giải chạy 100km ở tỉnh Cam Túc khi gặp thời tiết cực đoan. Ảnh: Shanghai Morning Post
Trên thế giới đã có nhiều vụ tai nạn chết người trong các giải chạy trail. Theo tờ BBC ngày 1-10-2019, anh Thomas Stanley (33 tuổi) đã bị thiệt mạng tại giải marathon FlatRock. Vận động viên này tham gia chạy tại đường đua ultramarathon 50km, khi tới công viên Elk City State, bang Kansas, Mỹ thì bất ngờ bị sét đánh trúng khiến vận động viên tử vong.
Vận động viên Thomas Stanley. Ảnh: baomoi.com
Trường hợp khác, trang runnersworld.com đưa tin ngày 31-7-2018, Hanna Taylor, một huấn luyện viên trượt tuyết khi tham gia giải chạy trail đã bất ngờ bị mỏm đá sạt lở đập trúng đầu, rớt xuống vực và tử vong.
Huấn luyện viên trượt tuyết Hannah Taylor. Ảnh: runnersworld.com
Tại Việt Nam, tháng 6-2020, một vận động viên cũng đã tử vong khi tham gia chạy trail vì điều kiện thời tiết. Lũ quét đột ngột khiến anh T.Đ.T (ngụ tại TPHCM) không kịp ứng phó, tử nạn trên đường đua trong một giải chạy ở Lâm Đồng. Sự ra đi của anh đã để lại nỗi niềm thương tiếc của rất nhiều người, từ gia đình đến các vận động viên, những người đam mê bộ môn chạy bộ nói riêng và thể thao mạo hiểm nói chung.
Một vận động viên chạy trail tại Việt Nam đã tử vong do lũ cuốn. Ảnh: sggp.org.vn
Vận động viên chuyên nghiệp vẫn có nguy cơ tử nạn cao
Có thể nói, vụ 21 vận động viên tử nạn do thời tiết trên đường đua ultra trail là một trong những thảm họa kinh hoàng của nền thể thao Trung Quốc. Điều đáng nói, hai trong số các nạn nhân xấu số là vận động viên chuyên nghiệp.
Liang Jin (31 tuổi) – nhà vô địch của cả 3 năm tổ chức trước của giải chạy Yellow River Stone Forest Race và Huang Guanjun – người được huy chương vàng marathon tại đại hội thể thao người khuyết tật Trung Quốc 2019. Dù họ đã từng chạy ở nhiều đường đua nguy hiểm và có kinh nghiệm ứng phó với điều kiện môi trường, thời tiết nhưng vẫn không thể tránh khỏi tai nạn.
Theo báo chí Trung Quốc, điều kiện thi đấu của cuộc đua trở thành đề tài bàn tán nhiều nhất sau thảm họa. Theo báo cáo, cơn bão ập đến khu vực núi có các vận động viên đang đua vào lúc 1 giờ chiều 22-5-2021. Đoạn đường từ km 20-36 được cho là rất khó khăn và bị ảnh hưởng nặng nề của thời tiết xấu.
Chạy trail địa hình là bộ môn thể thao mà nhiều chuyên gia đánh giá là cuộc chơi thiên về ý chí, nghị lực và cả ý thức của vận động viên. Nguy hiểm trên đường chạy có thể xảy ra bất cứ lúc nào vì giải chạy trail thường được tổ chức ở các khu vực cao nguyên, đồi núi hoang sơ, hiểm trở. Tuy nhiên, càng khó khăn thử thách, người chạy càng khao khát chinh phục. Tất cả mọi người đều quyết tâm về đích bằng mọi giá. Tuy nhiên, sự thay đổi đột ngột về địa hình, thời tiết và đôi khi cả sự chủ quan, người tham gia có thể đã bỏ qua những nguyên tắc, dẫn đến nguy hiểm khôn lường trên đường chạy.
Vận động viên chạy trail trên một đường đua. Ảnh: nld.com.vn
Chạy trail địa hình luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể khiến người tham gia trả giá bằng tai nạn, chấn thương, thậm chí cả tính mạng. Để bảo vệ bản thân và những người xung quanh, các chuyên gia cho rằng, vận động viên phải am hiểu kiến thức về chạy trail, nhận biết rủi ro có thể gặp phải để kịp thời ứng phó, đồng thời tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc về an toàn khi tham gia.
Hiệp Trần

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

TPHCM: Nhu cầu tập luyện tăng cao, kinh doanh sân chơi...

0
(SGTT) – Nhu cầu tập luyện thể thao của người dân ngày càng tăng đã khiến nhu cầu về sân bãi để luyện tập...

Khi ca sỹ đam mê chạy bộ

0
(SGTT) - Mới đây, giải Cat Tien Jungle Paths 2023 do Vườn Quốc gia Cát Tiên và Race Jungle, thành viên của New Race...

Khởi động chương trình thể thao vì cộng đồng cho thanh...

0
(SGTT) – Để khuyến khích học sinh, sinh viên, người yếu thế xây dựng thói quen vận động, tập luyện và tiếp cận được...

Có thể tìm nhà vệ sinh công cộng qua app khi...

0
Những ứng dụng (app) như “Hue-S” của Thừa Thiên Huế và “Danang Smart City” của thành phố Đà Nẵng có tính năng giúp người...

TPHCM tổ chức tuyên dương HLV, VĐV sau kỳ SEA Games...

0
(SGTT) - Ngày 30-5, Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM tổ chức Lễ tuyên dương huấn luyện viên, vận động viên đạt thành...

Những ‘gương mặt vàng’ của Việt Nam tại SEA Games 32

0
(SGTT)- Thể thao Việt Nam đã khép lại kỳ SEA Games 32 ấn tượng với thành tích 136 huy chương Vàng, 105 huy chương...

Kết nối