Thứ Ba, Tháng Tư 23, 2024

Nhà kinh tế “mổ xẻ” Black Friday

Nắm bắt và dự báo thị trường là công việc của các nhà kinh tế. Nhưng nếu hiểu được cách họ làm, chúng ta sẽ có cái nhìn khách quan hơn về dữ liệu mà họ công bố…

Dịp mua sắm đã bắt đầu. Từ Black Friday cho đến Cyber Monday. Người Mỹ chuẩn bị cho dịp chi tiền hiếm có trong năm này. Chỉ vỏn vẹn bốn ngày, dự kiến có khoảng 140 triệu người dân Mỹ đổ xô mua hàng, tạo thêm số lượng việc làm đến 25% tổng nghề nghiệp tại Mỹ. Sẽ có bao nhiêu sản phẩm được tiêu thụ? Đó là câu hỏi lớn cho các nhà sản xuất, nhà bán lẻ, nhà đầu tư và bất kỳ ai quan tâm đến những vấn đề vĩ mô của một nền kinh tế.

Hiện nhiều nhà phân tích đưa ra dự đoán về một trong những tuần mua sắm nhộn nhịp nhất trong năm, trải rộng trên nhiều mảng thị trường, từ những nguồn nhỏ như bộ xử lý thanh toán và các công ty phần mềm cho đến những nguồn lớn hơn như các nhóm thương mại và ngân hàng. Các nhà bán lẻ sẽ dùng dữ liệu ấy để quyết định nhập hàng và điều phối nhân sự; các nhà đầu tư sẽ săm soi các con số ấy để mua thêm cổ phiếu ở nhiều công ty khác nhau và các nhà kinh tế sẽ điều chỉnh những báo cáo để sát hơn với thị hiếu, nhu cầu của khách hàng. Nhận định thị trường cũng giống như một bữa tiệc vậy: có món khai vị, có món ăn chính, có tráng miệng và có cả ít đồ ăn thừa sau tiệc.

Dự kiến có khoảng 140 triệu người dân Mỹ đổ xô đi mua sắm trong dịp mua sắm cuối năm nay.
Dự kiến có khoảng 140 triệu người dân Mỹ đổ xô đi mua sắm trong dịp mua sắm cuối năm nay.

Tuần mua sắm cuối năm nay, dự đoán người Mỹ tiêu nhiều hơn 4-5% so với năm ngoái.

Món ăn chính là số tiền thực chi. Adobe Systems là hãng có phần mềm cài trong hầu hết các nhà bán lẻ lớn nhất tại Mỹ, cho rằng các số liệu phân tích về mua sắm Black Friday của họ được xây dựng mỗi tháng, thu thập từ năm 2008 đến nay. Adobe không chỉ biết người tiêu dùng chi bao nhiêu trong tháng 10 và đầu tháng 11 mà họ còn có thể đánh giá và dự đoán được thị trường sẽ biến chuyển như thế nào nếu có thêm tác động của những biến cố, sự kiện nào đó bất ngờ xảy ra như chính trị, thiên tai.

Lớp dữ liệu tiếp theo đến từ các nhóm thương mại, trong đó có Liên đoàn bán lẻ quốc gia Mỹ (NRF – National Retail Federation) và Hội đồng các trung tâm thương mại quốc tế (ICSC – International Council of Shopping Centers). Hai nhóm này thường có được các số liệu khá cập nhật từ hàng ngàn nhà bán lẻ là thành viên, do vậy những phân tích của cả hai nhóm rất đáng quan tâm.

Ngoài những thông tin trực tiếp từ thành viên thì ICSC cũng khảo sát khách hàng và tổng hợp danh mục bán lẻ hàng tuần từ dữ liệu thương mại của liên bang Mỹ, đo đạc con số thực chi của người tiêu dùng, không chỉ dựa trên các báo cáo một chiều. Còn tổ chức NRF cũng khảo sát người tiêu dùng và theo dõi nhiều chỉ số kinh tế khác nhau, trong đó có mức thất nghiệp, thu nhập cá nhân, mức độ tin cậy và nợ của người tiêu dùng để có thể đưa ra được những nhận xét phong phú và dự đoán chính xác hơn. Theo nhà kinh tế học Jack Kleinhenz của NRF, công việc phân tích, dự đoán này một phần mang tính khoa học, một phần là nghệ thuật.

Thậm chí, các nhà phân tích tại Wall Street có thể có nhiều dữ liệu thị trường hơn nữa. Nếu muốn đào bới loại dữ liệu này, bộ phận nghiên cứu của các ngân hàng đầu tư sẽ trả một loại phí dịch vụ tạm gọi là phí kiểm tra kênh, khi đó nhóm phụ trách sẽ đến cửa hàng, khảo sát người quản lý cửa hàng hoặc đặt mua hàng trực tuyến để biết được quy trình xử lý của doanh nghiệp như thế nào. Công ty Farmhouse Equity Research (California, Mỹ) chuyên kiểm tra kênh như vậy, cho biết họ có đến 100 nhân sự chuyên khảo sát theo cách ấy.

Còn đội ngũ phân tích của Barclays thì thực hiện khảo sát theo cách khác, rộng hơn. Họ theo dõi sát sao thị trường dịp tựu trường, sức tác động của thị trường ngoại hối đối với đồng đô la Mỹ, giá xăng dầu và công nhân làm thời vụ được các cửa hàng bán lẻ và giao nhận lớn như FedEx thuê mướn như thế nào. Barclays kết hợp những số liệu ấy với những số liệu thu thập trước đây để đưa ra dự báo nếu có ai thắc mắc về phương pháp của họ.

Cuối cùng là những quỹ đầu tư hợp tác, gồm những thành viên không thỏa mãn với các số liệu của những phương pháp trên. Họ theo dõi vài loại chỉ số thông tin rất riêng và hiếm thấy. Vài công ty trong nhóm này thuê lại các công ty như Digital Globe, là công ty sở hữu sáu vệ tinh bay lòng vòng trái đất mỗi ngày để chụp lại ảnh các bãi đậu xe ở các cửa hàng, siêu thị lớn để xác định lượng khách hàng. Họ muốn tiếp cận theo hướng “mắt thấy, tai nghe”, không hoàn toàn dựa vào số liệu. Họ sử dụng những hình ảnh này để đưa ra quyết định về nhân sự và nhận diện liệu các vị trí kinh doanh ấy có tốt hay không để tiếp tục thuê hay trả mặt bằng.

Còn năm nay, số liệu dự đoán là gì? Người Mỹ đang trong tâm trạng mua sắm tốt. Hầu hết công ty và nhóm thương mại nhận xét tuần mua sắm cuối năm nay, người Mỹ sẽ chi nhiều hơn 4-5% so với tuần mua sắm năm ngoái, trong đó người tiêu dùng sẽ mua máy tính và điện thoại di động nhiều hơn.

Lê Duy

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Black Friday: Giảm giá mạnh nhưng vẫn vắng khách

0
(SGTT) – Dịp Black Friday năm nay, hàng loạt cửa hàng tung khuyến mãi lớn nhưng vẫn không thu hút được nhiều khách. Nguyên...

Mùa Black Friday – mùa săn hàng giảm giá

0
Nhiều trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng và các thương hiệu tại TPHCM đã tung ra nhiều chương trình khuyến mãi nhân...

Black Friday giữa mùa dịch bệnh

0
(SGTTO) - “Mọi năm tôi rất mong chờ ngày Black Friday để săn hàng khuyến mãi. Bất kể mặt hàng nào chỉ cần giảm...

Black Friday: siêu khuyến mãi thời khó khăn

0
(SGTTO) – Black Friday đã dần trở thành một sự kiện được mong chờ nhất trong năm của người tiêu dùng để săn những...

Chộn rộn bán hàng ngày “Thứ Sáu đen”

0
Liên tục các sự kiện tiêu dùng được gọi là ngày “Thứ Sáu đen” (Black Friday) phiên bản Việt Nam sắp được tung ra....

Kết nối