Thứ Sáu, Tháng Năm 3, 2024

Lần đầu tiên có vở diễn thực cảnh tại danh thắng Tràng An

Festival Ninh Bình – Tràng An lần thứ 2 với chủ đề “Sắc màu di sản – Hội tụ và lan tỏa” sẽ diễn ra từ ngày 26 đến 31-12-2023 tại thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư (Ninh Bình). Đây cũng là lần đầu tiên có vở diễn thực cảnh tại quần thể danh thắng Tràng An.

Theo Vietnamplus đưa tin, Festival Ninh Bình – Tràng An lần này dự kiến gồm 4 hoạt động trọng tâm, thể hiện sự kết nối, hội tụ, lan tỏa sắc màu di sản văn hóa của địa phương và cả nước.

Ảnh: Lê Dân Nam

Lễ khai mạc Festival sẽ diễn ra tối 26-12-2023 và chương trình di sản văn hóa Nam Bộ ngày 28-12-2023 tại khu Quần thể Danh thắng Tràng An, huyện Hoa Lư; chương trình di sản văn hóa Bắc Trung Bộ và giao lưu văn hóa Lào – Việt Nam sẽ diễn ra tối 29-12-2023 tại Khu du lịch sinh thái Thung Nham, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Lễ bế mạc có chủ đề “Rực lửa Cố đô” – chào đón năm mới sẽ diễn ra tối 31-12-2023.

Lễ khai mạc sẽ tạo điểm nhấn khác biệt của Festival lần này. Chương trình được dàn dựng công phu như một vở diễn thực cảnh đầu tiên trong không gian huyền ảo của Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An.

Các yếu tố của sông, núi, âm nhạc, ánh sáng, công nghệ trình chiếu mapping cùng nghệ thuật truyền thống, đương đại, khinh công chạy trên nước, vẽ thư pháp bằng nghệ thuật múa… sẽ hòa quyện, tạo thành một bức tranh thủy mặc, kể câu chuyện về lịch sử, văn hóa của Cố đô Hoa Lư – Ninh Bình cũng như tinh hoa văn hóa các vùng miền đất nước.

Ảnh: Vương Lộc

Khu Di sản, Quần thể Danh thắng Tràng An nằm ở rìa phía Nam của đồng bằng châu thổ sông Hồng thuộc tỉnh Ninh Bình, có diện tích 6.226ha và vùng đệm rộng 6.026ha, trên địa bàn của các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan và thành phố Tam Điệp, Ninh Bình.

Ngày 25-6-2014, Quần thể Danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới. Đây là Di sản Thế giới Hỗn hợp đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á, cùng các bằng chứng về quá trình tương tác của người cổ xưa với cảnh quan thiên nhiên và nỗ lực thích ứng của họ với những biến cố môi trường trong hơn 30.000 năm.

Khu Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An cũng đóng vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người dân địa phương và du khách. Khách hành hương chiếm phần lớn lượng khách đến thăm quan di sản, đặc biệt trong các dịp lễ hội, số lượng khách có thể lên tới 35.000 lượt khách/ngày.

Đăng Huy tổng hợp

Theo Vietnamplus

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Về Quảng Nam xem lễ rước sắc phong và chánh tế...

0
(SGTT) - Nằm trong khuôn khổ lễ hội Kỳ Yên năm 2024, sáng 18-4 (nhằm mùng 10-3 Âm lịch), tại xã Tiên Châu, huyện...

Người Khmer ở TPHCM đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

0
(SGTT) - Để đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, đông đảo bà con Khmer ở TPHCM đã đến chùa Chantarangsay (quận 3) dâng...

Chợ phiên làng chài Tân Thành, điểm đến cuối tuần ở...

0
(SGTT) – Chợ phiên làng chài Tân Thành (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) vừa hoạt động trở lại sau thời gian tạm...

Thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội té nước Songkran...

0
(SGTT) - Tết cổ truyền Songkran của Thái Lan sẽ kéo dài từ ngày 13 đến 15-4 trên khắp cả nước, cùng nhiều hoạt...

Vĩnh Phúc: Du khách đổ về Tây Thiên ngày khai hội

0
(SGTT) - Vừa qua, tại Khu di tích danh thắng quốc gia đặc biệt Tây Thiên, UBND huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã...

Điểm qua một số sự kiện du lịch trong tháng 3

0
(SGTT) -  Giải đua thuyền máy nhà nghề quốc tế Grand Prix of Binh Dinh 2024 ở Bình Định, giải dù lượn Kon Tum...

Kết nối