Thứ Ba, Tháng Ba 19, 2024

“Kinh tế tuần hoàn” hấp dẫn giới trẻ Thái Lan

(SGTT) – Một nhóm bạn trẻ ở ngoại ô Bangkok, Thái Lan tìm cách xây dựng mô hình kinh doanh theo hướng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, hạn chế rác thải và thân thiện với môi trường.

Ô nhiễm môi trường hiện đang là chủ đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Trong đó, vấn đề rác thải nhựa đang là một trong những nội dung nổi bật, được nhiều cơ quan, tổ chức môi trường quốc tế coi là vấn đề cần giải quyết ngay. Châu Á đang là nơi bị chỉ trích khá nhiều vì thải ra phần lớn rác thải nhựa của thế giới. Thống kê của Liên minh ngăn chặn rác thải nhựa (AEPW) cho thấy 60% lượng rác thải nhựa của thế giới do năm nước châu Á gồm Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Philippines và Thái Lan thải ra.

Hướng đi của kinh tế tuần hoàn

Càng ngày càng ít người tin vào khả năng giảm thiểu rác nhựa thông qua việc tái chế. Tổ chức Liên Hiệp Quốc thống kê, mỗi năm có đến 5.000 tỉ túi nhựa thải ra môi trường, nhưng chỉ 9% trong số đó được thu gom, tái chế. Trong bối cảnh như vậy, khái niệm “kinh tế tuần hoàn” (circular economy) được đưa ra, tập trung vào việc quản lý, sử dụng và tái tạo tài nguyên theo cách khoa học, hợp lý. Vật liệu được thiết kế sao cho có thể tạo thành một vòng sử dụng khép kín, tránh tạo ra phế thải, tiết kiệm tài nguyên. Mô hình này được hưởng ứng và trở thành phong trào chung ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Tại Thái Lan, một trong những nước thải ra nhiều rác nhựa nhất thế giới, ý tưởng về một nền “kinh tế tuần hoàn” cũng được khối doanh nghiệp ủng hộ mạnh mẽ. Cá biệt, có những tập đoàn lớn, như tập đoàn PTT Chemical và SCG, tập đoàn lớn thứ tư và thứ năm tại Thái Lan, còn sẵn sàng đầu tư để thúc đẩy quảng bá về mô hình kinh tế này. Nhờ nỗ lực từ nhiều phía, giới trẻ Thái Lan càng ngày càng có ý thức sử dụng tài nguyên hợp lý và hạn chế rác nhựa.

Sức trẻ giúp hiện thực hóa ý tưởng

Ở một khu chợ nhỏ trên đường Sukhumvit, ngoại ô Bangkok, có một nhóm các bạn trẻ đã thể nghiệm mô hình “kinh tế tuần hoàn” bằng ý tưởng kinh doanh sáng tạo. Đó là xây dựng một mô hình kinh doanh hạn chế rác thải nhựa gồm ba bộ phận, với bộ phận chính là một cửa hàng tiện lợi. Cửa hàng này bán các đồ dùng cá nhân cần lọ chứa như các loại xà phòng, sữa tắm, dầu gội, nước giặt, dầu rửa mặt, dầu mát xa, nước lau sàn… Khách hàng sẽ mua hoặc mang các lọ chứa cá nhân làm từ vật liệu thân thiện với môi trường như kim loại, thủy tinh, sứ đến để mua dung dịch thay vì mua sản phẩm chứa trong bình nhựa như cách thông thường.

Bình luận về ý tưởng kinh doanh “trạm tiếp nguyên liệu” (refill station) này, các thành viên sáng lập là Supatchaya Techachoochert, Papawee Pongthanavaranon và Chanin Srisuman cho rằng đây không phải là sáng kiến quá mới mẻ. Nét mới mà nhóm ba bạn trẻ này mang lại cho mô hình là việc thiết kế kết hợp cửa hàng tiện lợi với quán cà phê cùng chủ đề thân thiện với môi trường. Thêm vào đó, các tầng trên của ngôi nhà được tận dụng tối đa để làm nhà nghỉ với chủ đề hạn chế rác thải.

Papawee “Pear” Pongthanavaranon giới thiệu khu vực cửa hàng tiện lợi với một nhóm khách tham quan. Ảnh: Vũ Hoàng.

Nói về sự kết hợp ba hướng kinh doanh làm một, Papawee Pongthanavaranon, biệt danh là “Pear”, giải thích rằng đa phần khách hàng của khu vực refill station là người nước ngoài, vốn đã có nhận thức khá tốt về môi trường. Những người này cũng thường có nhu cầu thuê trọ và nhà nghỉ ở tầng trên sẽ là nơi giữ chân họ. Pear cũng muốn thu hút thêm khách hàng là người Thái nhờ vào quán cà phê có tên gọi là “Better Moon”, nơi cô và đồng sự có cơ hội trưng bày và trò chuyện giới thiệu những sản phẩm, vật dụng lẫn cách sinh hoạt thân thiện với môi trường.

Nhà nghỉ trên lầu được xây dựng với tôn chỉ cố gắng giữ nguyên kết cấu cũ và tận dụng đồ dùng cũ. Khách trọ được khuyến khích thực hành bảo vệ môi trường từ những việc nhỏ, chẳng hạn như tự phân loại rác.

Pear và những người giúp đỡ cô xây dựng nên mô hình refill station kết hợp nhà nghỉ và quán cà phê cảm thấy có hy vọng vào thành công trong tương lai khi thấy lượng khách hàng vẫn tăng đều. Tuy vậy, Pear khẳng định cô và các bạn không đặt nặng chuyện lợi nhuận trong kinh doanh. Mục đích chính của Better Moon, refill station và nhà nghỉ vẫn là truyền tải thông điệp và hình thành thói quen hạn chế rác thải, bảo vệ môi trường.

Vũ Hoàng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Người mang lại sức sống xanh cho sản phẩm tre làng

0
(SGTT) - Thổi hồn vào những cây tre thô cứng, anh Võ Tấn Tân ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam đã tạo...

Thúc đẩy lối sống xanh từ góc nhìn công viên nghĩa...

0
(SGTT) - Các số liệu thống kê cho thấy, TPHCM có khoảng 1200 héc-ta đất nghĩa trang, trong đó 100 héc-ta đất nghĩa trang...

Uống “sành”, sống “xanh” giữa lòng Sài Gòn

0
(SGTT) - Dịch vụ ăn uống là một trong những hình thức kinh doanh thải ra lượng lớn đồ nhựa dùng một lần. Với...

Du học sinh Lào chung tay bảo vệ môi trường trong...

0
(SGTT) - Ngày 24-7, Hội hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á phối hợp với kí túc xá sinh viên Lào tại quận...

Hàng trăm phần quà được trao cho người khó khăn tại...

0
(SGTT) - Ngày 24-7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận 1 đã tổ chức ngày hội “Nghĩa tình quận 1” tại Trường THCS...

Ấn tượng 12 tác phẩm sáng tạo nghệ thuật từ rác

0
(SGTT) - Ngày 1-7, “Green sculpture competition and exhibition” - cuộc thi và triển lãm các tác phẩm tạo hình làm từ vật liệu...

Kết nối