Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Không có chuyện ăn trái cây bị “dính” nồng độ cồn

(SGTTO) – Sau khi Nghị định 100/2019 có hiệu lực, trên mạng xã hội, nhiều đồn đoán cho rằng, sau khi ăn một số loại trái cây, người điều khiển xe có thể bị phạt vì trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Cơ quan Cảnh sát giao thông đã thực ngiệm về vấn đề này.

Nghị định 100/2019 của Chính phú Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực. Trong đó, có các Điều, Khoản quy định về vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển xe.

Câu chuyện “ăn trái cây bị phạt nồng độ cồn” dấy lên thời gian qua trên mạng khiến nhiều người lo lắng. Ảnh mang tính minh họa: VTC

Cụ thể, từ 1-1-2020, người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn sẽ bị phạt từ 30 – 40 triệu đồng/trường hợp, người đi xe đạp vi phạm nồng độ cồn cũng bị phạt 400.000 – 600.000 đồng/trường hợp.

Sau khi Nghị định có hiệu lực và cơ quan chức năng tăng cường giám sát, tuần tra và xử phạt người vi phạm, trên mạng xã hội liền đồn đoán chuyện ăn hoa, quả cũng có thể “dính” nồng độ cồn.

Mới đây, cơ quan Cảnh sát giao thông (CSGT) tại Hà Nội đã tiến hành thực nghiệm với nhiều mẫu thử liên quan đến chuyện ăn trái cây, uống si rô ho… để đo nồng độ cồn. Theo clip đăng tải trên Vnexpress, thực nghiệm cho thấy, không hề có chuyện ăn trái cây mà “dính” nồng độ cồn khi thổi qua máy thổi của CSGT.

Với trường hợp uống nước trái cây lên men tự nhiên, người uống thổi vào máy thì có nồng độ cồn nhưng sau một lúc, người này uống tiếp nước lọc và thổi lại, nồng độ cồn không còn.

H.K.H

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Phạt tiền triệu khi vừa chạy xe máy vừa dùng điện...

0
(SGTTO) - Theo quy định mới, từ đầu năm 2020, người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện và các loại...

Kết nối