Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

“Không bỏ cuộc!”- Nói dễ, làm khó

(SGTT) – Thức dậy sớm để đi chơi thì rất dễ nhưng thức dậy sớm để chạy bộ là một điều rất khó thực hiện. Câu nói này khá phổ biến trên các trang mạng xã hội của cộng đồng chạy bộ.

“Tại sao mình phải dậy khi mà mặt trời vẫn còn đang ngủ?”, đây là câu gây sự chú ý của blogger Thuận Bùi, dân chạy Marathon chuyên nghiệp, chủ nhiệm câu lạc bộ Yêu chạy bộ rất nổi tiếng, có hơn 11.000 người thích và theo dõi trang facebook cá nhân và hơn 1.000 người theo dõi trang Instagram. Blogger Thuận Bùi chia sẻ rằng thức dậy sớm lúc 4-5 giờ sáng có thể là chuyện dễ dàng với nhiều người, nhưng với anh đó chẳng khác nào cực hình. Nếu không có dịp đặc biệt như chạy khi đi du lịch, tập theo giáo án, thi đấu giải, anh thích ngủ nướng hơn là đi chạy. Những người hâm mộ theo dõi thường xuyên blog của anh chắc không lạ gì về sự lười biếng này.

Tuy nhiên, khi bạn đã có niềm đam mê với bộ môn thể thao đòi hỏi sự kiên trì như chạy bộ, bạn sẽ tìm cách vượt qua được chính mình. Thuận Bùi kết luận: “Dĩ nhiên sẽ có khó khăn, đau khổ. Nhưng không gì là không thể. Một khi đã quyết tâm tập luyện Marathon, khó khăn nào cũng là chuyện nhỏ” và không quên chia sẻ kinh nghiệm: “Hãy đi ngủ sớm để có thể dậy sớm và có sức chạy. Cài hai lần chuông báo thức lệch nhau khoảng 10 phút để tránh tắt chuông theo phản xạ rồi lăn ra ngủ tiếp”.

Brian Dalek, biên tập viên của tạp chí nổi tiếng Runner’s World, người từng có kinh nghiệm nhiều năm chạy bộ và tham gia các giải chạy Marathon danh tiếng cũng đã gặp phải nhiều khó khăn để hình thành thói quen dậy sớm. Theo Brian, đó là một thử thách để ép chính bản thân mình phải đi vào khuôn khổ chạy mỗi ngày. Anh đã thử nhiều lần nhưng kết quả là chạy trong tâm trạng chán nản, mệt mỏi và chỉ chạy được vài cây số. Thất vọng với bản thân, anh quyết tâm đề ra kế hoạch và nhiệm vụ rất rõ ràng. Bí quyết của anh là vào tối ngày hôm trước, anh sẽ hoạch định quãng đường chạy, lấy sẵn quần áo, chuẩn bị bữa trưa, pha café để dùng sau khi chạy. Anh thức dậy vào lúc 5 giờ sáng, tắm qua và ăn bữa sáng nhỏ với bánh mì bơ lạc và chuối. Sau đó anh cũng dành ra vài phút để nghe những bản nhạc yêu thích chỉ dành cho chạy bộ. Khi bước ra khỏi cửa lúc 7 giờ, tâm trí anh hoàn toàn tập trung cho chặng đường chạy phía trước.

Khi đã rèn được bản thân thức dậy sớm và chạy bộ điều đặn, anh phát hiện thêm một điều thú vị. “Đó là những buổi bình minh đẹp tuyệt vời khi mặt trời mọc trên công viên gần nhà. Đôi khi, vào những lúc không gấp gáp, tôi sẽ chạy lên thảm cỏ để sương đêm làm sạch đôi giày”, đó là cảm nhận của anh khi chạy vào những buổi sáng sớm. Cảm xúc ấy đã tạo động lực cho anh kiên trì tập hơn.

Trên trang web của phòng tập Cường gym có bài viết chia sẻ kinh nghiệm dậy sớm cho các học viên. Có tám lưu ý sau gồm đi ngủ sớm, sắp xếp sẵn quần áo chạy bộ, để đồng hồ báo thức xa tầm tay, cần có lịch tập chạy, đừng cố đưa ra lý do để không dậy sớm, kiếm bạn đồng hành, tìm lý do khiến bạn phải chạy và đừng quên chuẩn bị danh sách bài hát yêu thích để nghe trong lúc chạy.A

Chạy bộ vào thời điểm nào thì tốt?

Các thành viên trong Câu lạc bộ chaybomoingay.com đã chia sẻ kinh nghiệm của bản thân trên trang web về việc chọn thời điểm chạy nào sẽ tốt cho sức khỏe.

Chạy bộ buổi sáng

Điểm cộng:

  • Cơ thể sẽ hấp thụ được một lượng oxy nhiều hơn, việc trao đổi chất của cơ thể tốt hơn, từ đó lượng calo tiêu hao đi cũng nhiều hơn. Do đó, chạy bộ vào buổi sáng sẽ hiệu quả cho việc giảm cân.
  • Tỉnh táo hơn, tinh thần sảng khoải với điều kiện đi ngủ sớm vào tối hôm trước.

Điểm trừ:

  • Đây là thời điểm dễ lên cơn đau tim và đột quỵ, theo ông James Waterhouse, Giáo sư Sinh học Rhythms tại Đại học John Moores, Liverpool. Buổi sáng là thời điểm các cơ bắp kém linh hoạt nhất trong ngày, vì thế khi chạy cũng sẽ dễ xảy ra chấn thương.
  • Năng lượng đã được tiêu hết sau một đêm ngủ dài và bụng thì đói nên chạy sẽ khó khăn.
Chạy bộ buổi chiều tối

Điểm cộng:

  • Đây là thời điểm tốt nhất để tập luyện. Các cơ bắp trở nên dẻo dai và vận động linh hoạt, ít gây chấn thương.
  • Giúp giảm căng thẳng sau một ngày làm việc.

Điểm trừ:

  • Có thể sẽ gây ra tình trạng khó ngủ vào ban đêm bởi cơ thể được nạp lại năng lượng từ việc vận động, khi mà cơ thể quá “hưng phấn” thì sẽ khó nghỉ ngơi.
Chạy bộ vào buổi trưa

Điểm cộng:

  • Giải tỏa căng thăng của buổi sáng, nâng cao tinh thần giúp tỉnh táo hơn vào buổi chiều.
  • Được đánh giá là thời điểm phù hợp để tập luyện cường độ cao một chút vì lúc này cơ thể tận dụng được tốc độ tập luyện.

Điểm trừ:

  • Chạy bộ ngay sau bữa ăn có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tốt nhất sau khi ăn bạn nên nghỉ ngơi 30 phút rồi mới bắt đầu tập luyện. Nếu có ý định chạy bộ hoặc tập luyện vào buổi trưa thì trong bữa ăn bạn cũng không nên ăn quá nhiều vì có thể sẽ tạo cảm giác không thoải mái khi chạy.

Quỳnh Châu

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Phong trào chạy bộ nở rộ nhưng không phải ai cũng...

0
(SGTT) - Hiện phong trào chạy bộ đang phát triển mạnh tại khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Tuy nhiên, các bác...

Lần đầu tiên Cần Thơ có đường chạy hòa cùng lễ...

0
(SGTT) - Diễn ra trong hai ngày 12 và 13-4, VPBank Can Tho Music Night Run 2024 sẽ là sự kiện âm nhạc, thể...

Đường chạy phong trào dẫn vào kinh tế

0
(SGTT) - Dù chưa bước vào thời điểm bùng nổ các hoạt động thể thao phong trào (mùa hè), thế nhưng tần suất các...

Gần 1000 vận động viên tranh giải trong bộ môn việt...

0
(SGTT) - Vào rạng sáng ngày 23-12, bộ môn việt dã tranh giải Nu Skin Việt Nam, cũng chính là bộ môn cuối cùng...

‘Bước chạy Cư Kuin’: khơi gợi niềm yêu thích chạy bộ...

0
(SGTT) - Khoảng 100 "vận động viên nhí" sẽ được dịp tranh tài trên đường chạy cự ly 3km trong sự kiện “Bước chạy...

Thể thao phong trào ‘sôi động’ kéo nhiều ngành hàng kinh...

0
(SGTT) – Hơn 35 giải chạy lớn diễn ra trong năm 2023 ở nhiều tỉnh thành khác nhau đã thu hút khoảng 190.000 người...

Kết nối