Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024

HSBC: Châu Á sẽ thống lĩnh các thị trường tiêu dùng toàn cầu năm 2030

(SGTT) – Việt Nam, Bangladesh và Ấn Độ sẽ chứng kiến mức tăng chi tiêu của người tiêu dùng lớn nhất trong thập kỷ hiện tại; số lượng người tiêu dùng ở Trung Quốc thu nhập hơn 50 đô la Mỹ/ngày dự kiến đạt khoảng 420 triệu người vào năm 2030 là những yếu tố cho thấy xu hướng thống lĩnh thị trường tiêu dùng toàn cầu ở châu Á năm 2030.
Một góc thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Quốc gia này được dự báo năm 2030 có 420 triệu người đạt mức thu nhập hơn 50 đô la Mỹ/ngày. Ảnh minh họa: Shutterstock

Theo Báo cáo Thị trường tiêu dùng Châu Á năm 2030 của HSBC, sự gia tăng tầng lớp trung lưu cao của châu Á (nhóm người có thu nhập từ 50 – 110 đô la Mỹ/ngày) là động lực thúc đẩy thị trường tiêu dùng. Nhà kinh tế học James Pomeroy đã xây dựng một cơ sở dữ liệu nhân khẩu học độc quyền nhằm chỉ rõ những thay đổi về thu nhập, chi tiêu ở Châu Á.

Cụ thể, so sánh các quốc gia trong khu vực, Bangladesh dự kiến có mức tăng trưởng nhanh nhất trong các thị trường tiêu dùng ở thập kỷ hiện tại (tức là dân số kiếm được hơn 20 đô la Mỹ/ngày tính theo sức mua tương đương (PPP) không đổi).

Tiếp theo là Ấn Độ, Philippines, Việt Nam và Indonesia. Tính đến năm 2030, dân số với thu nhập trên 20 đô la Mỹ/ngày ở Việt Nam sẽ vượt qua Thái Lan. Hàn Quốc và Nhật Bản được dự báo sẽ chứng kiến sự sụt giảm về quy mô thị trường nói chung vào năm 2030.

Tuy nhiên, xét về quy mô, Trung Quốc được kỳ vọng tiếp tục duy trì vị thế thống lĩnh, là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới với số lượng người tiêu dùng thuộc quốc gia này thu nhập hơn 50 đô la Mỹ/ngày; dự kiến đạt khoảng 420 triệu người vào năm 2030. Qua đó, ghi nhận mức tăng trưởng kép hằng năm là 8,4% trong khi Mỹ chỉ đạt 0,5% (cùng kỳ).

Tại khu vực Đông Nam Á, nhóm người dân có thu nhập từ 50 – 110 đô la Mỹ/ngày ở Indonesia dự kiến tăng trưởng trung bình 13%/năm, ở Việt Nam dự kiến tăng trưởng trung bình 17%/năm trong cùng giai đoạn.

Cũng theo báo cáo của HSBC, khi thu nhập tăng lên, mọi người thường có nhu cầu mua sắm các mặt hàng khác nhau. Chi tiêu cho giải trí và vận tải dự kiến tăng nhanh nhất, ở mức hơn 7%/năm trong thập kỷ hiện tại. Ngược lại, chi tiêu cho thực phẩm dự kiến tăng trưởng thấp nhất, chỉ 5%/năm trong cùng giai đoạn.

Việt Nam, Bangladesh và Ấn Độ là ba quốc gia dự kiến có mức tăng chi tiêu của người tiêu dùng lớn nhất trong thập kỷ hiện tại. Các ngành hàng như sản phẩm tài chính, giải trí, ô tô, thiết bị máy tính và dịch vụ gia dụng sẽ phát triển nhanh nhất trên toàn châu Á. Trong đó, dịch vụ tài chính là hạng mục sẽ phát triển nhanh tại hầu hết các quốc gia thuộc khu vực ASEAN, Ấn Độ cũng như Trung Quốc.

Trần Đào

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng...

0
(SGTT) - Theo Tổng cục thống kê, trong 10 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu...

‘Vũ khí bí mật’ của nền kinh tế Mỹ: nhóm dân...

0
(SGTT) - Nhóm dân số già từ 65 tuổi trở lên đạt tỷ lệ chi tiêu cao kỷ lục trong tổng chi tiêu của...

Hơn 30% hộ dân chịu ảnh hưởng do giá hàng hóa,...

0
(SGTT) - Khảo sát tình hình đời sống của hộ dân cư do Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, trong 8 tháng...

Kích cầu tiêu dùng để kích thích tăng trưởng

0
Cầu tiêu dùng suy yếu đang là một trong những yếu tố ảnh hưởng lên động lực mở rộng đầu tư, hoạt động sản...

Các xu hướng tiêu dùng chính của người Việt sau đại...

0
(SGTT) - Sau quãng thời gian tương đối dài phải đối mặt và vượt qua những thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra,...

Giá hàng hóa tiêu dùng ổn định trong ngày Tết

0
Bộ Tài chính dự báo giá cả của hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trong ngày 23-1 (mùng 2 Tết Nguyên đán) sẽ...

Kết nối