Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024

Hầu hết người lao động phi chính thức không tham gia BHXH

Theo đại diện Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh xã hội Việt Nam, trong tổng số lao động phi chính thức, chỉ có 0,2% người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và 1,9% người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Như vậy, còn khoảng 97,9% số lao động phi chính thức không tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH).
Phần lớn nhóm lao động phi chính thức không tham gia bảo hiểm xã hội. Ảnh: Đỗ Mỹ

TTXVN đưa tin, năm vừa qua, lượng người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ở TPHCM là 2,6 triệu người, trong khi đó, lượng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ có 81.000 người. Tính đến tháng 5-2023, số lao động phi chính thức có tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn khoảng 31.000 người.

Tại tọa đàm về hiến kế mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội với lao động phi chính thức diễn ra tại TPHCM ngày 9-6 vừa qua, đại diện Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh xã hội Việt Nam chia sẻ, trong tổng số lao động phi chính thức, tỷ lệ người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chỉ có 0,2% và 1,9% người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Còn lại 97,9% là lượng lao động không tham gia.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lực lượng lao động phi chính thức ít tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như không có hợp đồng lao động, phần lớn hoạt động ở những cơ sở nhỏ lẻ, lao động tự do, khu vực nông thôn, ít nhận được hỗ trợ hơn từ người lao động có hợp đồng.

Lao động phi chính thức chủ yếu tự tạo việc làm cho bản thân, một số người có những hạn chế về trình độ, kỹ năng nghề, thu nhập không ổn định, trong khi phải đối mặt với những rủi ro như tai nạn lao động, ốm đau mà lại không có lương, không được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả.

Thông tin tại tọa đàm, một lý do khác nữa là hiện nay, để được hưởng bảo hiểm xã hội thì người lao động cần đóng đủ 20 năm. Thêm vào đó, nếu đã đóng đủ 20 năm nhưng vẫn chưa chắc được hưởng mà phải chờ đến khi đủ tuổi mới được nhận bảo hiểm xã hội nên lao động phi chính thức không tham gia.

Trên cơ sở đó, các địa biểu cho rằng bảo hiểm xã hội và các cơ quan liên quan cần có chính sách khuyến khích để thu hút người lao động khu vực phi chính thức tham gia như bổ sung các loại hình bảo hiểm xã hội theo hướng linh động người tham gia; thúc đẩy đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động khu vực phi chính thức…

Mục tiêu hướng đến là nâng cao nhận thức của người lao động, mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội cho lao động phi chính thức; hoàn thiện chính sách nhằm thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

T.Đào

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cảnh báo giả mạo văn bản trên ứng dụng VssID

0
(SGTT) - Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa ra thông báo tình trạng giả mạo văn bản, yêu cầu cập nhật ứng dụng...

Hơn 10 triệu lượt liên thông dữ liệu ứng dụng VssID...

0
(SGTT) - Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công an tích hợp tài khoản VNeID với ứng dụng VssID....

Những bệnh nghề nghiệp nào được đề xuất hưởng bảo hiểm...

0
(SGTT) - Bộ Y tế đang dự thảo thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. Theo đó,...

Đề xuất bổ sung nhóm người tham gia bảo hiểm thất...

0
(SGTT) -  Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất mở rộng nhóm người và linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất...

Cận Tết cùng khó khăn kinh tế, nhiều người đổ xô...

0
(SGTT) – Mất việc làm, thu nhập sụt giảm hoặc lo ngại ‘mất quyền lợi’ khi Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) dự...

Nhiều hiệp hội doanh nghiệp đề xuất giảm mức đóng bảo...

0
(SGTT) - Nhóm 13 hiệp hội doanh nghiệp gửi kiến nghị đến bộ, ngành liên quan về việc quy định tỷ lệ đóng bảo...

Kết nối