Thứ Ba, Tháng Năm 7, 2024

Ghé thăm ‘thủ phủ’ cói xứ Thanh mùa thu hoạch

(SGTT) – Về Nga Sơn (Thanh Hóa) những ngày tháng 6, du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân đang miệt mài trên những cánh đồng để thu hoạch cói.

Là một người đam mê du lịch, nhiếp ảnh gia Phạm Phú Bách đã ghi lại những hình ảnh ấn tượng tại ‘thủ phủ’ cói Nga Sơn mùa thu hoạch. Những cánh đồng cói dài bất tận, khung cảnh làm việc bình dị của cuộc sống thường nhật được anh Bách ghi lại vô cùng đẹp mắt.

Ảnh: Phạm Phú Bách

Nga Sơn cách thành phố Thanh Hóa khoảng 40km về phía Đông Bắc, cách Quốc lộ 1 khoảng 14km về phía Đông và cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 120km về phía Nam.

Nhằm thuận tiện cho việc khám phá, du khách nên đi bằng xe máy, vì dịch vụ xe công cộng ở đây chưa phát triển.

Để ngắm nhìn những cánh đồng cói xanh mướt, du khách nên đến các xã: Nga Tân, Nga Tiến, Nga Thủy, Nga Liên. Hiện tại đây là những vùng trồng cói nhiều nhất, một số vùng khác tuy vẫn còn trồng nhưng số lượng không nhiều.

Ảnh: Phạm Phú Bách

Trong năm, người nơi đây có hai vụ chính, gồm cói vụ chiêm thu hoạch từ tháng 6-7 và cói vụ mùa thu hoạch vào tháng 10-11.

Vào mùa thu hoạch cói, người dân Nga Sơn dậy sớm đi làm từ 2:00 giờ sáng để tránh nắng nóng, mãi tối khuya mới về.

Ảnh: Phạm Phú Bách

Cắt cói xong, người dân sẽ gom cói thành những bó vừa tay, giũ cho sạch cỏ, rác hoặc những sợi chết khô và chỉ giữ lại những sợi cói còn tươi xanh, rồi phân loại những sợi dài, ngắn khác nhau.

Những sợi cói dài và còn tươi sẽ được chặt gọn phần đầu, phần ngọn và được chọn làm cói để dệt chiếu.

Sau khi cắt cói, chọn cói đẹp sẽ đến công đoạn chẻ cói. Trước khi chẻ cói phải nhặt cho sạch bông. Cói chẻ xong thường được phơi ngay trên ruộng, trên những con đê hoặc dọc hai bên đường. Cói được phơi thẳng hàng hoặc phơi theo hình dẻ quạt.

Ảnh: Phạm Phú Bách

Với thời tiết nắng nóng của ngày hè tháng 6 rất thích hợp cho việc thu hoạch cói, chỉ cần phơi từ sáng đến chiều cói sẽ khô, lên màu sẽ đẹp. Sau mỗi vụ thu hoạch, người dân nơi đây sẽ tiếp tục chăm sóc bằng cách làm cỏ, bón phân để cây sẽ mọc trở lại và nhanh phát triển cho vụ tiếp theo.

Nhờ địa hình đất đai phù sa ven biển phù hợp với thổ nhưỡng và nhờ tập quán canh tác đã làm nên thương hiệu chiếu cói Nga Sơn và được nhiều người biết đến qua câu ca dao:

“Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa làng Hà Đông”.

Ảnh: Phạm Phú Bách

Anh Bách cho biết, đi nhiều nơi nhưng thấy ít có nơi nào có thể trồng được loại cói dài như ở Nga Sơn. Cói ở đây đặc biệt ở chỗ sợi nhỏ, dài, mềm mại, óng mượt khác với những miền quê khác. Để có được những sợi đẹp như thế chắc có lẽ nhờ đất đai màu mỡ.

Khu vực huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Ảnh: Google Maps

Hà Mi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Khám phá hang Kho Mường ở miền núi Thanh Hóa

0
(SGTT) - Hang Kho Mường, còn được gọi là Hang Dơi, nằm trong quần thể hang động thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù...

Về xứ Thanh thăm Son – Bá – Mười

0
(SGTT) - Son - Bá - Mười là tên gọi của 3 bản Son, Bá và Mười, nằm ở nơi cao nhất của xã...

Ngắm mùa lúa xanh ở Pù Luông

0
(SGTT) – Đến Pù Luông vào những ngày cuối tháng 2, du khách sẽ có dịp ngắm những thửa ruộng bậc thang xanh mướt. ...

Gợi ý 5 trải nghiệm cho du khách đến Thanh Hóa...

0
(SGTT) – Bên cạnh việc khám phá biển Sầm Sơn, thì thăm suối cá Cẩm Lương, nghỉ dưỡng tại khu du lịch cộng đồng...

Thanh Hóa đẩy mạnh xúc tiến, thu hút khách du lịch...

0
(SGTT) - Chiều 3-8-2023, tại thành phố Thanh Hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội...

Thơ mộng vẻ đẹp Pù Luông mùa mây giăng

0
(SGTT) - Bên cạnh những điểm đến nổi tiếng như Sầm Sơn, Thành Nhà Hồ hay suối cá Cẩm Lương, thì Pù Luông là...

Kết nối