Thứ Tư, Tháng Tư 17, 2024

Gây ô nhiễm môi trường, Lâm Đồng phạt công ty tơ lụa hơn 330 triệu đồng

(SGTT) – Với mức xả vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 3-5 lần, một công ty sản xuất tơ lụa tại Lâm Đồng đã bị cơ quan chức năng tỉnh xử phạt hơn 330 triệu đồng.

Theo TTXVN, mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Eco Green Life Việt Nam (chi nhánh Lâm Đồng) về hành vi xả thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật gây ô nhiễm môi trường. Được biết mức xử phạt là 336 triệu đồng và công ty phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả trong 30 ngày.

Cụ thể, theo quy định Điều 13 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì Công ty Cổ phần Eco Green Life Việt Nam đã vi phạm hành chính về pháp luật bảo vệ môi trường, xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 3-5 lần, trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40m3/ngày đến dưới 60m3/ngày.

Trước đó, tháng 8-2020, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sunfeel Việt Nam (sản xuất tơ lụa). Mức phạt lên đến 522 triệu đồng bởi vi phạm của công ty này vượt chuẩn quy định từ 5-10 lần (gấp gần 2 lần so với vi phạm của Công ty Cổ phần Eco Green Life Việt Nam). Từ khi đi vào hoạt động năm 2017, đơn vị này liên tục bị các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực tố cáo gây ô nhiễm môi trường.

Được biết, Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng dâu lớn nhất cả nước với 8.500ha, với khoảng 15.000 hộ trồng dâu, nuôi tằm, sản lượng kén tằm đạt gần 11.000 tấn/năm, sản lượng tơ đạt trên 1.500 tấn.

Toàn tỉnh hiện có tới hơn 40 cơ sở ươm tơ, dệt lụa, với trên 100 dãy ươm tơ tự động. Chính vì thế, công tác quản lý việc xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường cần được triển khai hết sức chặt chẽ để ngành tơ lụa của tỉnh phát triển theo hướng bền vững.

Cách đây hơn một năm, TPHCM cũng đã xử lý Công ty TNHH Monarch Laundry (huyện Nhà Bè) về các hành vi xả thải nước không qua xử lý ra môi trường. Cụ thể, công ty không vận hành hệ thống xử lý nước thải, để nước thải sản xuất lẫn sinh hoạt ra ngoài môi trường không qua xử lý. Nguồn nước này chảy thẳng ra cống thoát nước chung của thành phố, đổ ra sông Soài Rạp.

Ngày 18-12-2020, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm, ông Nguyễn Phạm Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý chất thải (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cho biết đến nay còn 82 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng chưa thực hiện biện pháp xử lý triệt để. Trong số đó, 17 cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở các tỉnh Bắc Ninh, Bình Thuận, Đắk Nông, Long An, Nghệ An, Quảng Bình, Trà Vinh, Yên Bái, Quảng Trị; 65 cơ sở công ích gồm 16 bệnh viện, 44 bãi rác và 5 cơ sở giáo dục, lao động và xã hội, theo TTXVN.

Phúc An tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Rác thải nhựa làm khổ doanh nghiệp du lịch

0
(SGTT) - "Có một thực tế không muốn nói ra nhưng vẫn phải nói, chúng tôi đã từng bước hạn chế chất thải nhựa...

Xử lý rác thải ở TPHCM: gian nan tìm giải pháp...

0
Các vấn đề liên quan đến khung pháp lý cho giá thành xử lý chất thải rắn sinh hoạt; những bất cập trong công tác xử...

Đẩy mạnh hợp tác công-tư trong chương trình giảm rác thải...

0
Sau 2 năm chương trình Hợp tác công – tư Quản lý rác thải nhựa được triển khai, chương trình đã kết nạp thêm...

Ô nhiễm từ đồ vật dụng gia đình khiến gần 1...

0
(SGTT) - Các hạt ô nhiễm không khí từ những sản phẩm vật dụng gia đình bao gồm nước sơn, thuốc trừ sâu, khói...

Cô gái 9X và dự án “một chiếc làn cỏ, loại...

0
(SGTT) -  Xem khẩu hiệu "một chiếc làn cỏ, loại bỏ túi ni lông" như một hướng đi, cô gái 9x Dương Thùy Dung...

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng kinh tế nghiêm trọng hơn...

0
(SGTT) - Các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, nếu Covid-19 chỉ gây ra 35 ca tử vong tại Việt Nam...

Kết nối