Thứ Hai, Tháng Mười 7, 2024

ĐBSCL có nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài đến mùa khô 2024-2025

(SGTT) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn sẽ diễn ra trên phạm vi rộng và kéo dài, đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long có khả năng xảy ra tình trạng này đến mùa khô năm 2024-2025.
Trong các tháng mùa khô 2023-2024, khu vực đồng bằng sông Cửu Long có khả năng xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Ảnh: Trung Chánh

Theo TTXVN, Bộ Tài nguyên và Môi trường dự báo, hiện tượng El Nino tiếp tục duy trì đến những tháng đầu năm 2024 với xác suất 85-95%. Do vậy, trong các tháng mùa khô 2023-2024, khu vực đồng bằng sông Cửu Long có khả năng xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn có nguy cơ ở cấp độ 3-4, diễn ra trên phạm vi rộng và kéo dài, đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long có khả năng kéo dài đến mùa khô năm 2024-2025.

Tình trạng này gây nhiều ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, một số địa phương đã lên phương án phòng tránh. Theo TTXVN, ở Cà Mau, địa phương đang có hơn 300.000 héc-ta nuôi trồng thủy sản, trong đó, diện tích nuôi tôm là hơn 280.000 héc-ta. Diện tích trồng lúa ở vùng nước ngọt là hơn 35.000 héc-ta, tập trung chủ yếu là ở huyện Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh và một phần thành phố Cà Mau.

Hiện nay, tỉnh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị liên quan tăng dự báo về tình hình khí tượng thủy văn, diễn biến nguồn nước, xâm nhập mặn cho các cơ quan liên quan và các địa phương phục vụ công tác ứng phó.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hướng dẫn cụ thể lịch thời vụ, cơ cấu giống, quy trình kỹ thuật chăm sóc đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản phù hợp từng khu vực; hướng dẫn các phương pháp tưới tiên tiến cho các địa phương, doanh nghiệp và người dân.

Các sở, ban, ngành, địa phương tích trữ nước ngọt, sử dụng tiết kiệm, chống thất thoát, trong đó ưu tiên nguồn nước cho phục vụ sinh hoạt của người dân; chủ động bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn xã hội hóa hợp pháp để thực hiện các giải pháp cấp bách về phòng, chống thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Cơ quan chức năng nâng cấp, mở rộng các hệ thống nước nối mạng, đề xuất nguồn lực để xử lý khẩn cấp các công trình cấp nước tại những nơi cần thiết; sớm hoàn thành các công trình thủy lợi, công trình cấp nước sinh hoạt để đưa vào sử dụng, đặc biệt công trình hồ chứa nước ngọt khu vực U Minh Hạ.

Trúc Đào

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bảy giải pháp để ĐBSCL vượt qua những thách thức về...

0
(SGTT) - ĐBSCL, nơi mỗi năm có thể nhận xấp xỉ 450 tỉ mét khối nước ngọt trước khi đổ ra biển đã phải...

Tiền Giang: Hạn mặn làm nông dân trồng rau lo mất...

0
(SGTT) - Hiện nay, tình hình sản xuất cây trồng ở nhiều khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến...

Đầu tư để xử lý nước ở ĐBSCL cần gấp hơn

0
(SGTT) - Mỗi khi mùa hạn mặn bắt đầu xuất hiện, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bước vào quá trình chuyển đổi quản...

Thủ phủ dừa Bến Tre ‘gồng mình’ chống chọi với xâm...

0
(SGTT) - Mặc dù giá dừa đang tốt hơn năm trước nhưng tình hình hạn mặn, mùa khô kéo dài đã khiến năng suất...

Xâm nhập mặn khu vực Nam bộ tăng cao trong tháng...

0
(SGTT) - Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, những đợt xâm nhập mặn tăng cao ở khu vực...

Hơn 83.000 hecta đất nông nghiệp ĐBSCL có thể bị ảnh...

0
(SGTT) - Theo Cục Thủy lợi, tình trạng xâm nhập mặn từ nay đến giữa tháng 3 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)...

Kết nối