Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024

Đà Nẵng: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch đẳng cấp

Thời gian qua, Đà Nẵng đã nỗ lực đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực, sản phẩm du lịch… với mục tiêu xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, với sự phát triển, cạnh tranh từ các địa phương lân cận và ảnh hưởng sau đại dịch Covid-19, đòi hỏi Đà Nẵng cần có chương trình hành động dài hơi, hướng đến xây dựng những sản phẩm du lịch cao cấp, đưa ngành du lịch thành phố phát triển lên một tầm cao mới, theo Cổng TTĐT thành phố Đà Nẵng.
Trong hơn hai thập niên, Đà Nẵng đã nỗ lực đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực, sản phẩm du lịch… với mục tiêu xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ảnh: Sun World Ba Na Hills

Định vị nhiều thương hiệu đạt đẳng cấp quốc tế

Cùng với công tác chỉnh trang đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, thời gian qua, thành phố đã đầu tư xây dựng và hoàn thành nhiều công trình phục vụ cho phát triển du lịch như các tuyến đường ven biển, đường lên Bà Nà; đường lên các điểm, khu du lịch trên bán đảo Sơn Trà; làm mới các bãi tắm công cộng; Nhà ga hành khách quốc tế – Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng…

Đồng thời, triển khai thực hiện các dự án tôn tạo các công trình, di tích lịch sử văn hóa như Bảo tàng Đà Nẵng; Thành Điện Hải; Khu di tích lịch sử – Làng văn hoá K20; Khu Công viên Văn hóa Ngũ Hành Sơn; thực hiện trùng tu các đình Thạc Gián, Dương Lâm, Trung Nghĩa, Nghĩa trủng Phước Ninh, Nhà mẹ Nhu; di tích Lăng mộ cụ Đỗ Thúc Tịnh, đình Túy Loan, Lỗ Giáng, Hòa An;…

Song song đó, hệ thống cơ sở vật chất, các loại hình vui chơi giải trí, khu vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài, casino cũng được quan tâm, đầu tư, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước trải nghiệm.

Đặc biệt, ngành du lịch thành phố đã xây dựng được nhiều thương hiệu với các sản phẩm đạt đẳng cấp quốc tế như khu nghỉ dưỡng InterContinental, cung hội nghị Ariyana, Sheraton, Bà Nà Hills, Cầu Vàng, golf Bà Nà Hills Golf Club, BRG Danang Golf Resort,… Những thương hiệu này chính là điểm nhấn quan trọng của ngành du lịch thành phố, là cực hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Đà Nẵng.

Nhiều sự kiện, lễ hội lớn đã được tổ chức như Diễn đàn phát triển đường bay châu Á, Lễ hội du lịch golf Đà Nẵng, Carnival đường phố Sun Fest, Đại nhạc hội “Take Me To The Sun”, Cuộc thi VNG IRONMAN 70.3 Việt Nam, Cuộc thi Marathon quốc tế, Đại hội thể thao bãi biển Châu Á ABG5, Cuộc đua thuyền buồm vòng quanh thế giới Clipper Race, các chương trình đại nhạc hội biển, Khai trương mùa du lịch biển. Trong đó, Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) đã trở thành thương hiệu của thành phố bên bờ sông Hàn.

Với những chính sách ưu tiên trong công tác hỗ trợ và chào đón những đoàn khách du lịch MICE (loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện và du lịch khen thưởng), trong tháng 1-2023, Đà Nẵng đón hơn 1.200 khách MICE quốc tế đến từ các thị trường Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc…

Năm 2020, Đà Nẵng vượt qua nhiều tên tuổi lớn như Tokyo, Seoul hay Sao Paulo, vươn lên dẫn đầu trong top 10 danh sách các điểm đến toàn cầu năm 2020. Ảnh: TL

Để thúc đẩy phát triển thị trường khách MICE, thành phố Đà Nẵng đã ban hành Chương trình hỗ trợ khách công vụ (MICE) năm 2023. Trong đó, các đoàn khách công vụ nội địa và quốc tế đến với Đà Nẵng được chào đón tại sân bay bằng mô hình checkin của MICE Đà Nẵng. Đây là tín hiệu tích cực cho việc đầu tư phát triển phân khúc thị trường khách du lịch có thu nhập cao trong chiến lược du lịch của thành phố.

Năm 2020, Đà Nẵng vượt qua nhiều tên tuổi lớn như Tokyo, Seoul hay Sao Paulo, vươn lên dẫn đầu trong top 10 danh sách các điểm đến toàn cầu năm 2020. Ngành du lịch phát triển đã góp phần quảng bá hình ảnh thành phố, làm thay đổi diện mạo đô thị, đóng góp lớn vào tăng trưởng, tạo sản phẩm xã hội, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

Hướng đến du lịch cao cấp

Nếu trong giai đoạn 2000-2005 lượng khách du lịch mỗi năm đến thành phố không vượt quá 800.000 khách thì đến năm 2010 tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng đạt 1,77 triệu lượt lượt. Năm 2019, du lịch thành phố tăng trưởng ấn tượng với tổng lượt khách đến tham quan, du lịch đạt 8,6 triệu lượt, trong đó, khách quốc tế ước đạt 3,5 triệu lượt. Đà Nẵng trở thành điểm đến du lịch quốc tế lớn thứ ba và điểm đến du lịch biển lớn nhất Việt Nam.

Sau đại dịch Covid-19, năm 2022, khách du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 3,7 triệu lượt. Ảnh: Asia Park- Công viên châu Á

Sau đại dịch Covid-19, năm 2022, khách du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 3,7 triệu lượt. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 483.000 lượt; khách nội địa ước đạt 3,2 triệu lượt. Nhìn vào những con số nêu trên, có thể thấy ngành du lịch thành phố có những bước phát triển mạnh, nhưng điều đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, sự đầu tư và cả những kỳ vọng.

Khách nội địa vẫn là thị trường khách chính của thành phố. Cấu trúc du khách quốc tế đến Đà Nẵng trong thời gian qua phổ biến vẫn là các phân khúc thị trường bình dân. Hai thị trường nguồn lớn nhất là Hàn Quốc và Trung Quốc, chiếm tới 70% tổng du khách quốc tế, tiếp đến là ba thị trường Thái Lan, Nhật Bản và Mỹ (chiếm khoảng 15%).

Đà Nẵng đề ra mục tiêu tổng quát đến năm 2030 trở thành trung tâm du lịch và dịch vụ chất lượng cao, điểm đến sáng tạo của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Chi tiêu bình quân khách quốc tế là 10,5-11 triệu đồng/khách, chi tiêu bình quân khách nội địa là 6,5-7 triệu đồng/khách. Tầm nhìn đến năm 2045, Đà Nẵng trở thành điểm đến du lịch hàng đầu châu Á, là một trong nhữngt rung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển, sinh thái cao cấp, sáng tạo, xanh, thông minh và tổ chức hội nghị, sự kiện lễ hội mang tầm quốc tế.

Theo một khảo sát do Sở Du lịch thực hiện năm 2019, chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch quốc tế tại Đà Nẵng khoảng 2,3-2,86 triệu đồng/ngày/khách; mức chi tiêu của khách lưu trú nội địa là 1,4-1,72 triệu đồng/ngày/khách.

Thực tế trên cho thấy những mục tiêu đề ra là thách thức không nhỏ đối với ngành du lịch thành phố. Muốn hiện thực hóa mục tiêu và tầm nhìn đến năm 2045, ngay từ bây giờ ngành du lịch cần khai thác tối đa những thương hiệu du lịch đã đạt đẳng cấp quốc tế, tập trung phát triển du lịch theo chiều sâu, đi về chất chứ không phải về lượng.

Đại dịch Covid-19 khiến kinh tế thành phố thụt lùi, bị tác động mạnh nhất là ngành du lịch. Tuy nhiên, đây cũng chính là cơ hội để ngành du lịch nhìn nhận lại, đánh giá một cách tổng thể, xây dựng chiến lược phát triển, tầm nhìn dài hạn hơn. Trong đó, cần tập trung chuyển đổi số, xây dựng các sản phẩm du lịch chất lượng, thay vì chạy theo các sản phẩm giá rẻ. Song song đó, gắn kết việc phát triển sản phẩm du lịch với các yếu tố về văn hóa, lịch sử để tạo nên sức hấp dẫn, thu hút du khách đến với Đà Nẵng.

Đại dịch Covid-19 khiến kinh tế thành phố thụt lùi, bị tác động mạnh nhất là ngành du lịch. Ảnh: Nhân Tâm

Theo các chuyên gia, nhiều năm qua, sản phẩm du lịch của thành phố chưa có sự mới mẻ, cũng như chưa có thêm nhiều điểm đến đủ sức hấp dẫn du khách đến vui chơi, giải trí để tiêu tiền. Trong thời gian gần đây, thành phố Đà Nẵng đã có những bước đi khá táo bạo như đề xuất nghiên cứu thành lập trung tâm tài chính quốc tế, khu phi thuế quan để tạo động lực phát triển mới cho thành phố, trong đó có ngành du lịch. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, Đà Nẵng cần phải triển khai nhiều hạng mục hạ tầng du lịch cao cấp như bến du thuyền đẳng cấp quốc tế; mở rộng sân bay Đà Nẵng, xây dựng nhà ga hành khách mới hiện đại, nhà ga VIP và sân đỗ dành cho các máy bay phản lực tư nhân, trực thăng.

Song song đó, Đà Nẵng cần có những giải pháp căn cơ để phát triển mạnh kinh tế đêm, có nơi để du khách “tiêu tiền” – vấn đề đã được bàn rất nhiều nhưng đến nay vẫn chưa tìm được “lời giải”. Trên thực tế, các hoạt động du lịch ban đêm của thành phố còn thiếu tính kết nối để tạo thành vòng trải nghiệm không ngừng của du khách, các hoạt động còn bị phân tán ở nhiều khu vực và xen lẫn trong khu dân cư, chưa tổ chức được sự kiện/chương trình nghệ thuật mang thương hiệu quốc tế định kỳ để làm điểm nhấn về đêm.

Đăng Huy

Theo Cổng TTĐT thành phố Đà Nẵng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đà Nẵng khởi động mùa du lịch biển với ‘sóng mùa...

0
(SGTT) – "Sóng mùa hè" là chủ đề của chương trình khởi động mùa du lịch biển 2024 tại Đà Nẵng với chuỗi các...

Dấu xưa – Hồn phố: Nghề làm bánh tráng tại làng...

0
(SGTT) – Với hơn 500 năm tuổi, làng cổ Túy Loan (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) nổi tiếng với...

Ngắm danh thắng Ngũ Hành Sơn từ trên cao

0
(SGTT) - Danh thắng Ngũ Hành Sơn ở thành phố Đà Nẵng có 6 ngọn núi đá vôi gồm Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy...

Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024 sẽ có...

0
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) chính thức trở lại Đà Nẵng vào mùa Hè năm nay, với chủ đề “Made...

Danh thủ Dunga, Rivaldo đến Đà Nẵng giao lưu, cùng kích...

0
(SGTT) – Trong tháng 4 này, các danh thủ Brazil nổi tiếng một thời như Dunga, Rivaldo, Lucio, Ze’ Carlos, Giovanni, Kleberson, Edmilson, Paulo...

Thế giới xung quanh ngôi chợ du lịch lớn nhất Đà...

0
(SGTT) – Chợ Hàn – Ngôi chợ truyền thống lâu đời tại Đà Nẵng, đang là điểm đến được nhiều du khách quốc tế...

Kết nối