Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Cục Hàng không chấp thuận test nhanh để kiểm soát Omicron, phản đối quy định cách ly của Hà Nội

Tại 9 thị trường dự kiến kết nối hàng không với Việt Nam từ ngày 1-1-2022 hiện tại đã xuất hiện biến chủng Omicron. Do đó, các quy định mới về kiểm soát biến chủng mới đều ảnh hưởng đến tất cả các chuyến bay mà Cục Hàng không Việt Nam đang triển khai với các hãng và các quốc gia.

Văn bản của Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) do Cục trưởng Đinh Việt Thắng ký hôm 28-12 cho biết, việc đàm phán với 9 thị trường về mở lại các chuyến bay khứ hồi quốc tế đi hoặc đến Việt Nam vẫn đang diễn ra và cơ bản nhận được sự đồng thuận. Tuy nhiên, cả 9 thị trường mà Việt Nam đang chuẩn bị bay lại đều đã xuất hiện biến chủng Omicron. Do đó, Cục Hàng không đã tìm hiểu và ghi nhận việc xét nghiệm (test) nhanh trước chuyến bay, tại sân bay.

Theo đó, tại các sân bay của Nhật Bản, Mỹ đã có hoạt động test trực tiếp tại sân bay với khung thời gian có kết quả và chi phí ở các mức khác nhau. Ở sân bay Narita (Tokyo) sẽ có kết quả sau 2 giờ và chi phí xét nghiệm là 30.000 yên Nhật, tương đương 270 đô la Mỹ. Do đây là yêu cầu mới phát sinh ngoài hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam nên Cục Hàng không sẽ đàm phán với các đối tác còn lại để bổ sung quy định về test nhanh trước khi lên máy bay.

Tại sân bay Việt Nam, Cục Hàng không sẽ giao cho Tổng công ty Cảng hàng không (ACV) phối hợp với cơ quan y tế địa phương tổ chức triển khai thực hiện trên sở hành khách tự chịu chi phí test. Tuy nhiên, việc tổ chức test khi nhập cảnh sẽ mất thời gian chờ đợi của hành khách và gây ùn tắc. Nhất là việc test nhanh này chưa có hướng dẫn về quy trình xử lý khi phát hiện trường hợp dương tính.

Như vậy, trong giai đoạn trước mắt, để đảm bảo an toàn theo công điện của Chính phủ hôm 23-12, các hãng hàng không chỉ có thể tổ chức các chuyến bay từ Nhật Bản và Mỹ.

Cục Hàng không cũng phản đối văn bản của UBND TP Hà Nội hôm 27-12 yêu cầu cách ly tập trung bắt buộc đối với hành khách đến từ các quốc gia đang có biến chủng Omicron, bất kể đã tiêm vắc xin hoặc đã khỏi bệnh. Vì Hà Nội chỉ đưa ra yêu cầu mà không có bất kỳ phương án nào liên quan đến việc triển khai cách ly như địa điểm, quy trình tiếp nhận cách ly. Văn bản này không phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế đối với người nhập cảnh và làm ảnh hưởng đến việc khôi phục lại hoạt động bay quốc tế đến Thủ đô như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Lan Nhi

Theo KTSG Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Biến thể phụ XBB.1.5 mới xuất hiện ở TPHCM nguy hiểm...

0
Ngày 14-4, thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết, vừa qua, thành phố đã tiến hành giải trình tự gene các mẫu...

Dịch có xu hướng giảm, phòng chống Covid-19 có được điều...

0
Vừa qua, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng, Covid-19 sẽ thành một bệnh như cúm mùa trong năm 2023....

Thời đại số, doanh nghiệp vẫn xem tương tác trực tiếp...

0
(SGTT) - Đại dịch Covid-19 khiến tuyển dụng và đào tạo bước đầu trực tuyến trở thành giải pháp hàng đầu. Sau dịch, các...

Các hãng bay toàn cầu đối mặt “núi” nợ hàng trăm...

0
Tác động vô hình của đại dịch sẽ đeo bám ngành hàng không trong nhiều năm tới. Các hãng bay lớn nhất thế giới...

Hơn 60,8 triệu lượt người Việt đi du lịch trong nửa...

0
Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch, thị trường du lịch nội địa đã không những hồi phục mà còn tăng trưởng cao...

Tồn đọng 22 triệu liều vắc-xin, Bộ Y tế yêu cầu...

0
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, đến giữa tháng 6-2022 còn hơn 22,2 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 loại Moderna và Pfizer...

Kết nối