Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Cụ bà 88 tuổi tử vong vì viêm phổi nặng do Covid-19 trên một số bệnh nền

(SGTT) – Tối ngày 8-6, Bộ Y tế ghi nhận 53 ca mắc Covid-19 trong nước tại tại Bắc Giang có 21 ca, Bắc Ninh có 15 ca, TPHCM có 14 ca, Hà Nội có 2 ca và Hà Tĩnh 1 ca. Đồng thời chiều nay Bộ Y tế công bố bệnh nhân 4632, là cụ bà 88 tuổi tử vong vì viêm phổi nặng do nCoV, sốc nhiễm trùng, trên nền một số bệnh có sẵn.
Nhân viên y tế chuẩn bị các ống mẫu xét nghiệm. Ảnh: HCDC

Theo Bộ Y tế, trong 53 ca này thì 50 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu vực đã được phong tỏa.

Ca bệnh BN9104-BN9107, BN9110-BN9116, BN9118-BN9122, BN9124, BN9130, BN9132, BN9136-BN9137 ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa, liên quan đến công nhân làm tại các khu công nghiệp.

Ca bệnh BN9117 ghi nhận tại tỉnh Hà Tĩnh: nam, 57 tuổi, địa chỉ tại phường Nguyễn Du, TP. Hà Tĩnh, đang điều tra dịch tễ. Hiện đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.

Ca bệnh BN9123, BN9125-BN9129, BN9131, BN9133-BN9135, BN9140-BN9144 ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Quế Võ.

Tại Hà Nội, ca bệnh BN9138 ghi nhận là nam, 71 tuổi, địa chỉ ở Thanh Xuân, Hà Nội; là F1 của BN5312, đã được cách ly từ trước. Ca bệnh BN9139 ghi nhận là nữ, 39 tuổi, địa chỉ ở Đông Anh, Hà Nội; là F1 của BN8853.

Ca bệnh BN9145-BN9158 ghi nhận tại TPHCM: 10 ca liên quan đến Hội thánh Truyền giáo Phục hưng, 3 ca là các trường hợp F1, 1 ca đang điều tra dịch tễ.

Như vậy trong ngày 8-6, Việt Nam ghi nhận 171 ca trong nước, với 165 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.

Theo báo Thanh niên, hôm nay cũng là lần đầu tiên số ca công bố tính theo ngày dưới 200, sau 14 ngày liên tục ghi nhận hơn 200 ca một ngày. Tổng số ca Covid-19 cả nước từ ngày 27-4 đến nay đã lên 6.004 ca, ghi nhận ở 39 tỉnh thành.

lực lượng chức năng trực chốt phong tỏa các con hẻm liên thông tại phường 15, quận Bình Thạnh. Ảnh: HCDC

Báo Tin tức thông tin thêm, có 16 tỉnh (Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, Nam Định, Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa) đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới. Số lượng xét nghiệm từ 29-4-2021 đến nay đã thực hiện 1.784.306 mẫu cho 3.763.592 lượt người.

Thêm ca bệnh tử vong thứ 55

Cũng trong chiều nay, theo báo điện tử VNexpress, Bộ Y tế công bố bệnh nhân 4632, cụ bà 88 tuổi, tử vong vì viêm phổi nặng do nCoV, sốc nhiễm trùng, trên nền một số bệnh có sẵn.

Cụ thể, bệnh nhân nữ 88 tuổi, địa chỉ huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim, lão suy (suy nhược chức năng ở người cao tuổi) đã tử vong. Đây là bệnh nhân cao tuổi, bệnh lý nền nặng.

Báo Thanh niên thông tin thêm, bệnh nhân được xét nghiệm sàng lọc SARS-COV-2 cho kết quả dương tính vào ngày 16-5 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Tới ngày 26-5, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Phổi Bắc Giang với chẩn đoán viêm phổi do Covid-19.

Bệnh nhân được lọc máu liên tục, kháng sinh phổ rộng, thuốc kháng nấm, điều chỉnh rối loạn đông máu, nuôi dưỡng và chăm sóc toàn diện. Bệnh nhân đã được Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế hội chẩn vào ngày 3-6 và nhận định tổn thương viêm phổi tiến triển nặng trên nền bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2, lão suy, suy tim, nguy cơ tử vong cao.

Nhân viên y tế khẩn trương làm thủ tục xét nghiệm cho người dân. Ảnh: HCDC

Ngày 7-6, bệnh nhân hôn mê sâu, thở máy FiO2 100%, phù toàn thân, bầm xuất huyết dưới da nhiều nơi, huyết áp 6/4 với vận mạch Noradrenalin và Adrenalin liều cao, vô niệu, toan máu nặng, tổn thương suy gan, suy thận cấp. Tình trạng bệnh quá nặng, mặc dù đã được tích cực hồi sức với thở máy, kháng sinh, kháng nấm, truyền máu và lọc máu hấp phụ, nhưng không đáp ứng điều trị. Bệnh nhân tử vong cùng ngày.

Hội đồng chuyên môn chẩn đoán, bệnh nhân tử vong do viêm phổi nặng do SARS-COV-2, ARDS, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan/suy tim, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, lão suy.

Có nên cách ly F1 tại nhà?

Trước biến chủng Covid-19 mới lây lan nhanh, các chuyên gia đề xuất cách ly F1 tại nhà với những trường hợp đủ điều kiện, thay vì bắt buộc cách ly tập trung.

Theo báo điện tử Vnexpress, từ khi dịch bệnh bùng phát đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam kiên trì phương châm “ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch, điều trị hiệu quả”. Phương pháp cách ly tập trung bắt buộc với tất cả người tiếp xúc gần ca dương tính (F1) là một mắt xích quan trọng trong chiến lược này.

Theo đó, F0 được cách ly, điều trị tại cơ sở y tế. F1 cách ly tại cơ sở do Bộ Quốc phòng hoặc UBND tỉnh quản lý. Những nơi được trưng dụng làm cơ sở cách ly tập trung là doanh trại quân đội, công an; ký túc xá; nhà ở của nhà máy, xí nghiệp; chung cư mới đưa vào sử dụng; khách sạn, nhà nghỉ; trường học; trạm y tế xã…

Ngay khi phát hiện ca nghi nhiễm qua điều tra dịch tễ, cơ quan chức năng sẽ tiến hành khoanh vùng, lập hàng rào kiểm soát.

Trước đây, Việt Nam quy định thời gian cách ly tập trung F1 là 14 ngày; sau ba lần xét nghiệm âm tính, những người này được giám sát sức khỏe tại nhà thêm 14 ngày nữa. Từ 5-5, Bộ Y tế kéo dài thời gian cách ly tập trung F1 lên 21 ngày; sau ba lần xét nghiệm âm tính, họ được theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày.

Tuy nhiên, trao đổi với Vnexpress, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương Nguyễn Viết Nhung nhận định, quy định cách ly tập trung bắt buộc với F1 ngay từ khi dịch bệnh bùng phát đã giúp Việt Nam kiểm soát và ngăn chặn nguồn lây nhiễm.

Tuy nhiên, theo ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng, tình hình dịch bệnh hiện nay khác trước, số lượng F1 quá nhiều. Thậm chí nếu trưng dụng trường học, ký túc xá, khách sạn làm nơi cách ly mà không đạt tiêu chuẩn, cán bộ y tế không tuân thủ đúng quy định thì sẽ có rủi ro.

Theo bạn, có nên cách ly tập trung F1 hay có thể cách ly tại nhà?

Xem kết quả

Con hẻm tại phường 15 bị phong tỏa ngày 31-5-2021. Ảnh: HCDC

Hồi tháng 2-2021, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long từng nhận định một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh ở Hải Dương khó dập bởi “tình trạng cách ly trong các khu dân sự có nhiều vấn đề”.

Vì vậy, theo Vnexpress, các chuyên gia đề xuất, cần thay đổi biện pháp bắt buộc cách ly tập trung F1 sang cách ly tại nhà với những trường hợp đủ điều kiện. Ông Trần Đắc Phu đề xuất phân loại F1 thành hai nhóm: Nguy cơ cao khi tiếp xúc rất gần với F0, không đeo khẩu trang, trong phòng kín bật điều hòa…; nguy cơ thấp khi tiếp xúc có đeo khẩu trang, ở ngoài trời… Nhóm F1 nguy cơ cao vẫn bắt buộc cách ly tập trung; F1 nguy cơ thấp cách ly tại nhà.

Nguyễn Nam tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Những điều nên làm để giữ sức khỏe mùa nắng nóng

0
Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm qua....

Ăn lành, ngủ đủ, tập đều, sống vui – bí quyết...

0
(SGTT) - "Ăn lành, ngủ đủ, tập đều, sống vui" là câu châm ngôn khái quát phương thức để có một cơ thể khoẻ...

Phát hiện ca nhiễm cúm A/H9N2 đầu tiên tại Việt Nam

0
Theo Cục Y tế dự phòng, ca mắc cúm A/H9N2 đầu tiên tại Việt Nam là bệnh nhân nam, 37 tuổi, có bệnh lý...

Tháng 3, cả nước có gần 400 người bị ngộ độc...

0
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, riêng trong tháng 3-2024, cả nước xảy ra sáu vụ ngộ độc thực phẩm, khiến...

Collagen tự nhiên đến từ những thực phẩm ăn hằng ngày

0
(SGTT) - Collagen là một loại protein tốt cho sức khỏe con người thông qua việc cải thiện sức khỏe tim mạch, cơ bắp...

Tắm nước nóng Ofuro: bí quyết đẹp da và sống thọ...

0
(SGTT) - Người Nhật tắm nước nóng nhiều hơn bất kỳ người nào khác trên thế giới. Tắm là một phần quan trọng trong...

Kết nối