Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024

Chuyên gia: Bác sĩ gia đình là mạng lưới y tế cơ sở tốt nhất để phòng chống dịch

(SGTT) – Các chuyên gia y tế cho rằng, mạng lưới y tế cơ sở đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời mạng lưới bác sĩ gia đình chính là mạng lưới y tế cơ sở tốt nhất, giải quyết quá tải cho bệnh viện điều trị Covid-19.

Trong “Hội nghị lấy ý kiến của chuyên gia y tế và chuyên gia kinh tế về các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế” do UBND TPHCM với tám chuyên gia y tế và ba chuyên gia kinh tế được tổ chức vào ngày 17-9 tại TPHCM, các chuyên gia nhận định tình hình dịch bệnh ở TPHCM đã thâm nhập sâu vào cộng đồng. Điều này đồng nghĩa với việc rất khó có thể loại bỏ hoàn toàn dịch bệnh ra khỏi cộng đồng.

Vai trò của mạng lưới bác sĩ gia đình trong đại dịch Covid-19

Dù TPHCM đã bao phủ 91% mũi 1 và 25% mũi 2 vắc-xin phòng Covid-19 nhưng với những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 vẫn có khả năng lây nhiễm rất cao. Do đó, những cách thức chống dịch được thiết kế năm 2020 về trước trong bối cảnh chưa có vắc-xin và bóc tách F0 khỏi cộng đồng có lẽ đã không còn phù hợp với địa bàn TPHCM trong giai đoạn hiện nay.

Tại hội nghị, các chuyên gia cho rằng mạng lưới y tế cơ sở là rất quan trọng trong việc phòng, chống dịch Covid-19, do đó cần đầu tư lâu dài cho hệ thống y tế cơ sở, phân bổ tỷ lệ nhân viên y tế phải dựa trên tổng số dân cư trên địa bàn.

Nhiều chuyên gia khẳng định tầm quan trọng của mạng lưới bác sĩ gia đình chính là mạng lưới y tế cơ sở tốt nhất, giải quyết quá tải cho bệnh viện điều trị. Do đó, biện pháp điều trị đặc hiệu quá tải của ngành y tế là xây dựng mạng lưới bác sĩ gia đình.

Trong thời gian tới, thành phố cũng cần chuyển chiến lược từ “đánh nhanh, thắng nhanh, tốc chiến, tốc thắng” sang “đánh chắc, thắng chắc”. Đây là một cuộc chiến lâu dài, không nên tốn quá nhiều sức lực dẫn đến kiệt quệ vì nếu quét sạch Covid-19 lần này, cũng không đảm bảo Covid-19 sẽ không đến một lần nữa.

Vì vậy, “chúng ta có thể tiêu diệt Covid-19 nhưng không thể tiêu diệt trong hôm nay, tháng này, năm nay mà phải trong những năm tới, cùng các quốc gia khác chứ không thể đơn độc”, các chuyên gia thống nhất.

TPHCM cần chuẩn bị, tăng cường hệ thống y tế để chăm sóc F0 tại cộng đồng, can thiệp sớm, hỗ trợ kịp thời cho F0 khi có yêu cầu chăm sóc y tế. Ảnh: Getty
Xét nghiệm có trọng tâm, tập trung nguồn lực cho tiêm chủng vắc-xin

Trong thời gian vừa qua, các biện pháp thực hiện giãn cách đã có hiệu quả nhất định khi kìm được phần nào số ca F0. Tuy nhiên, thành phố vẫn rất khó bóc tách hết F0 ra khỏi cộng đồng qua xét nghiệm trong một thời gian nhất định.

Các chuyên gia y tế cho rằng chỉ nên thực hiện xét nghiệm cho những người có triệu chứng; F1 thuộc đối tượng có nguy cơ cao (người cao tuổi, có bệnh nền); người hoạt động trong lĩnh vực thiết yếu để đảm bảo an toàn khi hoạt động (nhân viên y tế, người giao hàng, nhân viên sân bay, công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất…) và chấp nhận kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên, không cần phải làm lại xét nghiệm khẳng định bằng RT-PCR.

Vắc-xin và thuốc điều trị là hai vũ khí cần được sử dụng chủ lực để nhanh chóng giảm ca bệnh. Các chuyên gia đều nhất trí nên tập trung cho tiêm chủng vắc-xin và công tác điều trị để tiết kiệm kinh phí, cũng như đảm bảo nguồn lực cho ngành y tế.

Những chuyên gia cũng cho rằng nên làm rõ định nghĩa khi xác định “vùng xanh, vùng đỏ”. “Vùng đỏ” nên được định nghĩa lại là nhiều hộ gia đình trên một địa bàn như trong hẻm nhỏ, giao tiếp nhiều, nhiều hộ sống trong môi trường chật chội, không đảm bảo thông thoáng và giãn cách, khi đó cần phải khoanh vùng lại để dập dịch, nhưng không cần phải cách ly mà nên chăm sóc tốt cho những hộ gia đình này, đặc biệt là người trong diện nguy cơ.

Minh Thảo

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Lượng hàng tồn trên thế giới tăng gần 30% so với...

0
(SGTT) - Lượng hàng tồn trên toàn cầu đạt 2.200 tỉ đô la vào tháng 3-2023, mức cao nhất trong 10 năm. Đến tháng...

Chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

0
Trong phiên họp thứ 20 diễn ra chiều 3-6, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất chuyển bệnh Covid-19 từ...

Các loại vaccine phòng Covid-19 “made in Vietnam” giờ ra sao?

0
(SGTT) - Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, các công ty trong nước tham gia quá trình nghiên cứu và phát...

Đà Nẵng: Chợ Hàn hút du khách trở lại sau hai...

0
Chợ Hàn – ngôi chợ truyền thống tại Đà Nẵng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến – bắt đầu thu...

Khi nào đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc?

0
Hôm 5-5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với đại...

Đại dịch Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y...

0
Tối ngày 5-5 (giờ Việt Nam), Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus chính thức tuyên bố đại...

Kết nối