Thứ năm, Tháng mười hai 12, 2024

Chuyển đổi ‘chứng chỉ’ hành nghề y sang ‘giấy phép’ hành nghề

Một trong những điểm mới quan trọng đáng chú ý tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi là thay thế tên gọi của "chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh" thành "giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh".

Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2024 với nhiều điểm mới.

Một trong những điểm mới quan trọng đáng chú ý tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi là thay thế tên gọi của "Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh" thành "Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh".

Phương thức cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sẽ chuyển từ quy định xét duyệt hồ sơ sang quy định phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Việc tổ chức thi đánh giá năng lực người hành nghề được thực hiện trước khi cấp giấy phép hành nghề do Hội đồng Y khoa Quốc gia thực hiện. Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có thời hạn 5 năm và để được gia hạn giấy phép hành nghề thì phải đáp ứng yêu cầu về cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định.

Theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi, những chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề bao gồm: bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng, lương y và người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Tại Điều 27 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi quy định về nội dung giấy phép hành nghề nêu rõ: mỗi người hành nghề chỉ được cấp 1 giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi toàn quốc, giấy phép hành nghề có thời hạn 5 năm.

Người đề nghị cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, trừ trường hợp do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề mà phải cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh.

Theo Bộ Y tế, Sức khoẻ và Đời sống

Nhã Lý

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết nối