Thứ Ba, Tháng Năm 14, 2024

Cảnh báo về việc lừa đảo dùng công nghệ AI để mở tài khoản ngân hàng

Ngân hàng Hàng Hải (MSB) đã đưa ra cảnh báo về việc các nhóm lừa đảo dùng công nghệ deepfake để lừa đảo trên không gian mạng, chiếm đoạt tài khoản ngân hàng. Theo Bộ Công an, dấu hiệu để nhận biết các cuộc gọi mà có sử dụng công nghệ này là âm thanh, hình ảnh không rõ nét, thời lượng ngắn, TTXVN đưa tin.
Khách hàng tuyệt đối không nên chia sẻ hay công khai các thông tin nhạy cảm để tránh rơi vào cạm bẫy của các đối tượng lừa đảo. Ảnh: TL

Theo TTXVN, ngày 16-6, Ngân hàng Hàng Hải (MSB) phát đi thông báo về cảnh báo lừa đảo trên không gian mạng. Trong đó, các nhóm lừa đảo sử dụng công nghệ deepfake (giả hình ảnh và giọng nói) để giả mạo cán bộ cơ quan nhà nước như công an, cơ quan thuế, tòa án hoặc người quen của nạn nhân để gọi video call (cuộc gọi trực tiếp thấy bằng hình ảnh) với nạn nhân. Sau đó, những người này sẽ ghi lại video và sử dụng để mở tài khoản online (eKYC) tại các tổ chức tài chính, ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản.

Trước đó, hồi đầu tháng 6, nhiều ngân hàng khác cũng đã có khuyến cáo người dùng cần cảnh giác với các nhóm lừa đảo sử dụng tài khoản mạng xã hội như Facebook, Zalo và công nghệ deepfake để tạo ra các video giả mạo và lừa nạn nhân chuyển tiền.

TTXVN đưa tin, Bộ Công an cho biết, dấu hiệu để nhận biết các cuộc gọi mà có sử dụng công nghệ deepfake đó là âm thanh, hình ảnh không rõ nét, tín hiệu chập chờn, thời lượng ngắn. Ngoài ra, nội dung trả lời không trực tiếp vào câu hỏi của người nhận cuộc gọi hoặc không phù hợp với ngữ cảnh.

Đơn vị này đưa ra khuyến cáo là người dân hạn chế chia sẻ hình ảnh, video có giọng nói thật, thông tin lên mạng xã hội; cảnh giác với các cuộc gọi, tin nhắn hỏi vay mượn tiền; kiểm tra kỹ thông tin tài khoản nhận tiền bằng cách gọi điện trực tiếp vào số điện thoại của người liên hệ để xác minh.

Cũng theo bản tin này, các ngân hàng có khuyến cáo là người dùng nên cảnh giác với các yêu cầu thực hiện các hành động như nhìn thẳng, nhìn sang trái, nhìn lên, nhìn xuống từ các cuộc gọi giới thiệu là nhân viên của cơ quan nhà nước.

Các chuyên gia an ninh khuyến nghị, người dùng cần để ý kỹ đường dẫn (link) website ngân hàng vì nếu giả mạo thì trong tin nhắn luôn có thêm những ký tự khác so với tên miền của ngân hàng. Nếu nghi ngờ bị lừa đảo thì người dân nên liên hệ qua hotline 24/7 của các ngân hàng hoặc đến chi nhánh hoặc phòng giao dịch gần nhất để được hỗ trợ.

T.Đào

Theo Kinh tế Sài Gòn Online 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bắt đầu áp dụng cuộc gọi định danh để chống tình...

0
(SGTT) - Từ ngày 27-10, tất cả các số điện thoại của các doanh nghiệp viễn thông, các đơn vị thuộc Bộ Thông tin...

Ba bộ ngành liên thông dữ liệu để ngăn chặn lừa...

0
(SGTT) - Ba cơ quan gồm Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an đang phối hợp làm...

Bùng phát chiêu trò lừa đảo, gian lận qua mạng

0
(SGTT) - Sự lên ngôi của các nền tảng, ứng dụng số, công cụ thanh toán tức thời ngày càng phổ biến, cuộc chạy...

Đề xuất chuyển tiền trên 10 triệu đồng phải xác thực...

0
(SGTT) - Để ngăn chặn các vụ lừa đảo, Ngân hàng Nhà nước cho biết sắp tới đây sẽ có quy định hạn mức...

Cảnh giác với những hình thức lừa đảo nhóm trên không...

0
Thời gian gần đây, các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam không ngừng gia tăng về sự phức tạp, số vụ...

Nỗi lo từ việc ngân hàng liên tục mất tiền vì...

0
Trong tuần qua, cơ quan công an tỉnh Nghệ An đã bắt giữ hai người mở nhiều tài khoản ngân hàng bằng giấy tờ...

Kết nối